Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

Đa u tủy xương cần làm gì?

Đa u tủy xương xuất phát từ tương bào là thành phần của bạch cầu trong máu. Khi có một tương bào bất thường ban đầu sẽ phát triển và nhân lên nhiều tế bào bất thường khác. Các tế nào này sẽ tiết ra kháng thể đặc biệt có tên gọi protein M chính là cơ sở cho chẩn đoán và tiên lượng bệnh đa u tủy xương.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:


Tuổi tác: Bệnh có xu hướng xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi khoảng trên 65. Ít gặp bệnh ở những người dưới 40 tuổi.

Một vài bệnh lý lành tính khi có bất thường ở tương bào gây tiết protein M cũng làm tăng nguy cơ mắc đa u tủy xương.

Thuốc sâu, chất phóng xạ, người béo phì, nhiễm phải một số virus

Di truyền:Khả năng di truyền hay yếu tố gia đình rất hiếm gặp.

Khi mắc phải đa u tủy xương, người bệnh sẽ có các triệu chứng như:


Tổn thương xương khiến xương đau. Những vị trí tổn thương thường gặp là xương đòn, xương ức, xương sọ, xẹp đốt sống.



Lượng canxi trong máu tăng cao do tiêu xương. Mắc phải các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, viêm đường tiết niệu do hệ miễn dịch bị suy giảm. Suy thận khi canxi máu tăng hoặc có nhiều protein trong ống thận

Thiếu máu do tế bào u và tủy ức chế chất tại huyết, hồng cầu to, bạch cầu hạt giảm, tiểu cầu giảm... Ít gặp triệu chứng thần kinh như mệt mỏi, rối loạn thị giác, bệnh võng mạc. Chảy máu nếu chức năng tiểu cầu bị rối loạn hay tổn thương nội mạch. Gan to, hạch to, lách to.

Điều trị


Bệnh nhân cần được điều trị hệ thống hóa chất nhằm kiểm soát khối u, điều trị triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Cần kết hợp các phương pháp điều trị như:

Điều trị bằng thuốc. Chiếu xạ với thể khu trú, u ngoài tủy xương. Phẫu thuật giải phóng chèn ép hay với u đơn độc. Phối hợp với truyền máu, kháng sinh, lọc máu, calcitonin, lợi tiểu.

Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét