Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2018

Hội chứng Volkmann là gì?

Volkmann là một hội chứng co rút các cơ gấp cẳng tay, biểu hiện trên lâm sàng là khi cổ tay để ở tư thế duỗi hoặc tư thế cơ năng thì các ngón của bàn tay co gấp lại như bàn tay khỉ, nếu để cổ tay gấp lại thì các ngón tay mới duỗi thẳng ra được.


Nguyên nhân của hội chứng Volkmann là do hội chứng chèn ép khoang bán cấp ở khu trước cẳng tay gây ra. Sự thiếu máu bán cấp không đủ gây hoại tử tay, nhưng gây ra sự thiếu máu trường diễn, sự thiếu máu ấy đủ để làm xơ hóa các cơ gấp, làm cho các cơ này không còn độ chun giãn, đàn hồi nữa.

Một nguyên nhân chủ quan có thể xảy ra: khi bó bột, thầy thuốc không tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc bắt buộc được quy định từ lâu đời, đó là việc phải rạch dọc bột trong bó bột cấp cứu, gây ra hậu quả chèn ép bột.

Điều trị hội chứng Volkmann cực kỳ gian nan, kể cả bằng phương pháp phẫu thuật (mổ để giải phóng chỗ bám của các cơ gấp, đánh trượt chỗ bám của cơ xuống thấp nhằm làm chùng các cơ). Điều trị nắn chỉnh kiểu giai đoạn cũng có mang lại kết quả nhất định, nhưng lại tốn nhiều thời gian và công sức.



Nắn bó bột kiểu giai đoạn là một kiểu bó bột để chỉnh sửa dần dần một tư thế xấu của chân hoặc tay (ở chân như nắn chỉnh hình tật chân khoèo bẩm sinh hoặc tật co gân Achille... chẳng hạn).

Các cơ gấp ngón tay bị co ngắn do thiếu cấp máu ở những dây thần kinh ở cẳng tay, xảy ra ở những trẻ em sau khi bị gãy đầu dưới xương cánh tay, sau khi bị dập cẳng tay, động mạch bị chèn ép vì băng bó hoặc bó bột thạch cao quá chặt.

Thiếu máu cục bộ mới đầu thể hiện bởi sưng đau và tím tái ở mặt mu bàn tay và các ngón tay, tiếp sau là không bắt được mạch quay.

Khi thấy những dấu hiệu này thì phải xử lý ngay nguyên nhân chèn ép (tháo ngay băng hoặc bỏ ngay bột thạch cao hoặc giải phóng chèn ép bằng can thiệp ngoại khoa), để tránh hậu quả của thiếu máu kéo dài, đặc biệt là co ngắn những cơ gấp các ngón tay (ngón tay hình vuốt) và liệt cơ.

Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2018

Vôi hóa xương bả vai nên làm gì?

Nguyên nhân gây vôi hóa xương bả vai là do quá trình thoái hóa khớp vai, thường gặp ở những người cao tuổi, người sử dụng lực cánh tay quá nhiều, va đập chấn thương bả vai, viêm khớp vai, loãng xương…


Vôi hóa xương bả vai nói riêng hay vôi hóa xương khớp nói chung là một hệ quả của quá trình thoái hóa xương khớp. Trong bệnh lý thoái hóa xương khớp, hiện tượng vôi hóa dẫn đến sự hình thành các chồi gai, chồi xương ở đầu xương, thân đốt sống hoặc dây chằng và cọ sát với xương, dây thần kinh… gây ra những cơn đau nhức kinh khủng. Tùy theo vị trí xương khớp bị vôi hóa mà người bệnh có những biểu hiện đặc trưng.

Đối với người bị vôi hóa xương bả vai do thoái hóa khớp vai, bệnh nhân sẽ có triệu chứng:


Đau nhức bả vai, đau có thể lan xuống cẳng tay, bàn tay hoặc lan ngược lên cổ gáy.

Đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.

Đau nặng về đêm, nằm nghiêng bên vai đau sẽ thấy đau tăng mạnh.

Có biểu hiện cứng khớp vai vào buổi sáng sau khi thức dậy.

Lực vai và cánh tay giảm, giơ tay, vung tay khó khăn…


Điều trị vôi hóa xương bả vai


Thoái hóa khớp là một quy luật tự nhiên khi xương khớp bước vào thời kỳ lão hóa. Việc điều trị thoái hóa khớp vai cũng như vôi hóa xương bả vai chủ yếu là cải thiện các triệu chứng của bệnh và duy trì chức năng vận động của khớp. Điều trị bao gồm các biện pháp dùng thuốc kết hợp vật ký trị liệu và phẫu thuật.

Phương pháp dùng thuốc bao gồm: các thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ…

Biện pháp không dùng thuốc: tập vật lý trị liệu, tập luyện thể dục thể thao, chiếu đèn, chiếu tia hồng ngoại… có tác dụng tăng tưới máu tại chỗ cho khớp, giãn gân cơ giảm đau.

Phẫu thuật: Trong trường hợp khớp vai, xương bả vai bị hư hỏng quá nặng nề, không thể hồi phục mà các phương pháp điều trị nội khoa không mang đến hiệu quả, phẫu thuật thay khớp có thể được xem xét và tiến hành.

Với tình trạng vôi hóa xương bả vai của anh, anh cần tuân thủ điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ để kiểm soát bệnh hiệu quả và ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra khi bệnh tiến triển nặng. Đồng thời, anh nên điều chỉnh lại thời gian sinh hoạt và làm việc, tăng thời gian nghỉ ngơi, tránh mang vác, xách vật nặng để hạn chế đau khớp.

Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2018

Chữa bệnh xương khớp từ đậu bắp

Đậu bắp là một thực vật có hoa, quả non của loại cây này cũng có thể sử dụng được. Đậu bắp trở thành món ăn quen thuộc, xuất hiện thường xuyên trong các bữa ăn hằng ngày của các gia đình Việt.


Có thể thấy, đây là loại thực phẩm được rất nhiều người ưa chuộng bởi những công dụng tuyệt vời của nó.

Trong thành phần của đậu bắp gồm có:

Cacbohydrat

Chất xơ.

Chất béo.

Đạm.

Các vitamin nhóm A, B, C.

Các chất khoáng như canxi, magie,…

Ngoài ra, folate và vitamin K cũng là một trong những thành phần có lợi cho hoạt động của cơ thể, nhất là xương khớp. Cùng với canxi, vitamin K và folate sẽ thúc đẩy cải thiện trao đổi chất ở các khu vực xương khớp, giúp cho hệ xương khớp của bạn chắc khỏe hơn. Từ đó hạn chế các bệnh lý liên quan đến xương khớp.



Cách sử dụng đậu bắp tương đối đơn giản, không phức tạp. Bạn có thể chuẩn bị và thực hiện tại nhà để sử dụng:

Chuẩn bị:

Đậu bắp non khoảng 10 quả.

Thực hiện:

Rửa sạch đậu bắp với nước muối và để ráo.

Cắt bỏ 2 đầu, cắt nhỏ đậu bắp thành từng khúc.

Cho nước vào ngập phần đậu bắp đã cắt.

Phơi sương qua đêm.

Sáng hôm sau bạn lọc lấy phần nước và sử dụng để cải thiện tình trạng viêm, sưng, giảm đau nhức.

Những quan niệm sai lầm khi sử dụng đậu bắp


Mặc dù có lợi ích cho xương khớp do bổ sung các chất cần thiết cho sức khỏe xương khớp nhưng có một số quan niệm sai lầm, cho rằng chất nhờn trong đậu bắp giúp bổ sung chất nhờn cho các khớp bị khô cứng, thoái hóa giúp khớp hoạt động trơn tru hơn. Từ đó lạm dụng đậu bắp thay thế cho các phương pháp chữa bệnh xương khớp. Điều này là không chính xác. Vật lý trị liệu

Bệnh nhân mắc các vấn đề về xương khớp cần đa dạng chế độ ăn uống, dinh dưỡng, bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho xương khớp như đậu bắp song song với điều trị. Không nên lạm dụng các loại thực phẩm thiên nhiên để thay thế hoàn toàn các phương pháp điều trị bệnh xương khớp.

Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2018

Đau dây thần kinh hông khi mang thai do đâu?

Triệu chứng thường gặp của tình trạng đau hông khi mang thai đó là các bà bầu thường cảm thấy vùng hông, đùi, bẹn, tử cung đau âm ỉ hoặc dữ dội không chịu nổi; nhức nhối và nóng ran lan từ hông lên thắt lưng và xuống phía sau chân.


Các cơn đau dây thần kinh hông khi mang thai càng biểu hiện rõ ràng và tần suất nhiều hơn khi cổ tử cung lớn dần, bào thai ngày càng phát triển khiến dây thần kinh hông bị chèn ép và chịu nhiều áp lực so với trước đó và gây ra các cơn đau. Bên cạnh đó, các dây chằng bao xung quanh tử cung cũng bị căng kéo và hoạt động quá tải nên cũng dẫn đến các cơn đau tại vùng hông (xương chậu).

Các mẹ có thể nghe thấy âm thanh lách ở vùng xương mu, có thể đau đầu gối, mắt cá chân hay bàn chân. Đi đứng bất thường và khó khăn. Cơn đau càng trở nên nặng về đêm và dễ khiến thai phụ mất ngủ, trở mình cũng thấy đau đớn hoặc kèm theo dấu hiệu tiểu tiện mất tự chủ…

Chứng đau hông khi mang bầu là tình trạng dễ gặp ở hầu hết các chị em. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng cơ bản có thể kể đến các nguyên nhân sau:

Bị bệnh trĩ phụ nữ mang thai là đối tượng đặc biệt có nguy cơ cao dễ bị trĩ bởi sự phát triển ngày càng lớn của thai nhi có thể tạo ra áp lực chèn ép lên hậu môn và trực tràng.Tình trạng sưng đau sẽ càng trở nên trầm trọng hơn nếu bạn phải đứng quá lâu.



Đau thần kinh tọa là tình trạng đau do áp lực gây ra lên các dây thần kinh chạy từ hông xuống chân.

Việc mang thai có thể gây viêm và kích thích các dây thần kinh. Ngoài ra, tử cung to dần của người mẹ có thể gây thêm áp lực rất lớn lên các dây thần kinh hông.

Đau co thắt cổ tử cung, mỗi phụ nữ đều trải qua tình trạng co thắt tử cung với mức độ khác nhau. Một số bị đau bụng và đau lưng rồi lan dần xuống hông. Mức độ đau của mỗi người cũng khác nhau, từ cảm giác đè nặng cho tới đau nhói, đau buốt.

Tình trạng đau xương chậu hay còn gọi là đau dây thần kinh hông khi mang thai. Hiện tượng này xảy ra khi sức nặng của em bé trong tử cung và những chuyển động tại xương chậu khi mang thai tích lũy và gây đau xương chậu.

Đau thường nặng hơn khi chuyển động. Mặc dù đau xương chậu gây khá nhiều bất tiện cho người mẹ nhưng nó thường không gây hại gì cho thai nhi và người mẹ vẫn có thể sinh con qua đường âm đạo bình thường.

Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018

Các bài thuốc chữa đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa hay đau dây thần kinh hông là những cơn đau xuất phát theo đường đi của dây thần kinh hông, bắt nguồn từ các rễ thần kinh vùng thắt lưng, kéo dài đến các ngón chân. Đau thần kinh tọa xảy ra khi rễ thần kinh của vùng này bị chèn ép hay tổn thương gây ra các cơn đau nhức khủng khiếp cho người bệnh.


Một số bài thuốc nam trị đau dây thần kinh tọa

Theo Y học cổ truyền, bệnh đau thần kinh tọa thuộc chứng tọa cốt phong. Để điều trị bệnh, người ta thường tùy thuộc vào trường hợp phong hàn kinh lạc, phong hàn thấp tý hay phong nhiệt mà có các bài thuốc chữa trị phù hợp.

1. Trường hợp đau thần kinh tọa do phong hàn kinh lạc


Đau thần kinh tọa do trúng phong hàn kinh lạc thường có các biểu hiện như:

• Đau từ thắt lưng lan xuống mông, phía sau đùi, chạy thẳng xuống cẳng chân khiến người bệnh đi lại khó khăn.

• Người bệnh thấy lạnh, lưỡi trắng, mạch phù.

Phương pháp chữa trị: sơ phong tán hàn, hành khí hoạt huyết.

Bài thuốc chữa trị:

Bài thuốc 1: Độc hoạt 12g, uy linh tiên 12g, tang ký sinh 12g, ngưu tất 12g, đan sâm 12g, xuyên khung 12g, quế chi 8g, trần bì 8g, phòng phong 8g, chỉ xác 8g, tế tân 8g.

Các vị thuốc sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Kết hợp châm cứu hoặc day bấm các huyệt: đại trường du, trật biên, hoàn khiêu, thừa phù, thừa sơn, giải khê, côn lôn. Bên cạnh đó, thủy châm vitamin B12 vào các huyệt trên.

Bài thuốc 2: cẩu tích 16g, thiên niên kiện 12g, rễ lá lốt 12g, ngưu tất 12g, xuyên khung 12g, quế chi 8g, chỉ xác 8g, ngải cứu 8g, trần bì 8g.

Các vị thuốc sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 3: Độc hoạt 12g, đẳng sâm 12g, bạch thược 12g, ngưu tất 12g, tang ký sinh 12g, phục linh 12g, thục địa 12g, đương quy 12g, đại táo 12g, phòng phong 8g, cam thảo 8g, đỗ trọng 8g, tế tân 6g, quế chi 6g.

Các vị thuốc sắc uống mỗi ngày 1 thang.

2. Trường hợp đau thần kinh tọa do phong hàn thấp tý


Đau thần kinh tọa do phong hàn thấp tý, người bệnh có các dấu hiệu như sau:

• Đau từ thắt lưng cùng theo dây thần kinh hông lan xuống dưới chân.

• Người bệnh có dấu hiệu teo cơ

• Bệnh thường kéo dài, hay tái phát, người bệnh mất ăn, mất ngủ, suy nhược, mạch nhu hoãn.

Phương pháp chữa trị: khu phong tán hàn, hoạt huyết, bổ can thận, bổ khí huyết, trừ thấp, ứ khứ.



Bài thuốc chữa trị:

Bài thuốc 1: khương hoạt 12g, , tang chi 8g, phòng phong 8g, đương quy 8g, độc hoạt 8g, hoàng kỳ 8g, cam thảo 4g, một dược 4g, hải phong đằng 4g, nhũ hương 4g,xuyên khung 4g.

Các vị thuốc sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 2: tang ký sinh 16g, cẩu tích 16g, thục địa 12g, đỗ trọng 12g, thỏ ty tử 12g, phòng kỷ 12g, tục đoạn 12g, kỷ tử 12g, bổ cốt chỉ 8g, độc hoạt 8g, khương hoạt 8g, thương truật 8g.

Các vị thuốc sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 3: ý dĩ nhân 16g, đại táo 12g, khương truật 8g, độc hoạt 8g, phụ tử chế 8g, khương hoạt 8g, đỗ trọng 8g, quế chi 8g, cam thảo 6g, gừng 4g.

Các vị thuốc sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Lưu ý: Các vị thuốc này uống cho tới khi hết đau. Sau đó, ngâm 1 trong các thang thuốc trên với 2 lít rượu, mỗi lần uống 20ml, mỗi ngày 2 lần. Uống trong 3 -6 tháng để có hiệu quả.

3. Trường hợp đau thần kinh tọa do phong nhiệt


Đau thần kinh tọa do phong nhiệt, người bệnh có các triệu chứng như sau:

• Đùi đau buốt, nóng rát.

• Khi tiểu tiện có màu vàng .

• Rêu vàng, mạch hoạt sác.

Phương pháp chữa trị: thanh nhiệt giải độc là chính, kèm theo sơ phong thông lạc.

Bài thuốc chữa trị:

Bài thuốc 1: thạch cao 30g, tri mẫu 10g, phòng kỷ 10g, tang chi 10g, quế chi 6g, xích thược 8g, nhẫn đông đằng 8g, đan bì 8g, uy linh tiêm 8g, liên kiều 6g, hoàng bá 6g.
Các vị thuốc sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 2: ngưu tất 60g, kê huyết đằng 30g, thân cân thảo 30g, ý dĩ 30g, dâm hương hoắc 30g, xương truật 15g, độc hoạt 15g, tang kí sinh 15g, xuyên khung 12g, mộc qua 12g, thô miệt trùng 10g, tế tân 6g. Các vị thuốc sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 2 lần uống.

Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2018

Viêm xương mu bàn chân là gì?

Khi xác định bị đau mu bàn chân thì dù nặng hay nhẹ cũng nên chườm lạnh ngay tức thì dù lúc này chườm lạnh làm bạn hơi khó chịu. Nhưng nếu chúng ta chườm nóng sẽ làm khớp sưng to hơn và rất lâu mới xẹp. 


Bạn bị đau nhức bó cơ mu bàn chân, cảm nhận được cơn đau từ các gân và thớ cơ mu bàn chân thì có thể bạn bị bong gân hoặc một số chấn thương tác động gây đau cơ gân mu bàn chân.

chườm lạnh bằng cách dùng nước đá đập thành cục nhỏ, cho vào túi nylon, đặt túi nước đá này lên vùng bong gân sau khi đã phủ lên da một lớp khăn mỏng. Mục tiêu là tránh không cho nước đá tiếp xúc trực tiếp lên da có thể gây bỏng lạnh. (Xem hướng dẫn chữa bong gân tại đây: Cách xử lý nhanh khi bị bong gân)

Lưu ý: Tuyệt đối không xoa bóp bất kỳ thứ gì dù là mật gấu chính danh. Các phương pháp dân gian như chườm lá, bóp muối… là nên tránh. Băng ép bằng cách dùng băng thun băng nhẹ nhàng, không ép quá cũng không lỏng quá.

Một số chấn thương có thể khiến xương bàn chân bị rạn, gãy xương gây sưng đau bàn chân. Trong trường hợp này bạn cần gặp bác sĩ để được cố định xương gãy bằng nẹp bột giúp xương liền lại nhanh chóng. Lưu ý sau quá trình điều trị khi đã lành vết thương bạn nên kết hợp một số bài tập vật lý trị liệu để có thể trở lại các vận động và hoạt động bình thường.

Với các cơn đau dạng này thì 90% là cơn đau bắt nguồn từ bệnh viêm khớp. Viêm khớp là một dạng rối loạn về khớp và được gọi là viêm. Đi kèm với viêm khớp là hiện tượng đau nhức xương khớp tại chỗ khớp viêm.


Để điều trị viêm khớp này có rất nhiều phương pháp:


Sử dụng thuốc giảm đau Tây y: Hiện nay ở các hiệu thuốc hay thị trường rất dễ để có thể bắt gặp các dạng thuốc giảm đau chống viêm khớp như acetaminophen, aspirin, ibuprofen … đều có tác dụng rất nhanh là giảm đau.

Tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ rõ ràng để sử dụng, không nên sử dụng bừa bãi. Bên cạnh đó bạn nên nhớ rằng thuốc tây y giảm đau luôn là con dao hai lưỡi, do vậy sẽ không hề tốt chút nào khi lạm dụng thuốc giảm đau. Còn các trường hợp nặng hơn nữa sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật để cải thiện tình trạng sức khoẻ.

Hy vọng những chia sẽ trên của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe trong cuộc sống.

Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2018

Canxi cung cấp bằng sữa liệu có đủ?

Bạn cần biết rằng thành phần canxi có trong sữa chỉ chiếm một phần rất nhỏ bên cạnh các chất dinh dưỡng khác. Do đó việc chỉ uống sữa có phòng bệnh loãng xương được không, cũng chỉ giúp bổ sung được một phần rất nhỏ nhu cầu canxi cơ thể cần hàng ngày. 


Hiện nay trên thị trường bán rất nhiều loại sữa dành cho người lớn tuổi. Đa số chúng đều có chứa các thành phần chủ yếu như canxi, vitamin D, Fos cùng một số loại vitamin và khoáng chất thiết yếu khác.

Tuy nhiên theo quy luật lão hóa tự nhiên của cơ thể, khi bắt đầu bước vào tuổi trung niên trở đi, các cơ quan hấp thu trong cơ thể cũng dần trở nên yếu và hoạt động kém hiệu quả hơn. Do đó khi chúng ta sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung chứa canxi cũng như vitamin D thì cũng không thể hấp thu được hết 100% hàm lượng các chất này có trong sữa.



Do vậy nếu nói chỉ uống sữa không thôi thì chưa đủ để có thể ngăn ngừa được chứng loãng xương. Và ngay cả những bệnh nhân đã bị loãng xương nếu có uống sữa thì cũng chỉ giúp hỗ trợ điều trị loãng xương được phần nào đó chứ không thể giúp giải quyết được dứt điểm tình trạng này.

Mặc dù vậy sữa vẫn là một thức uống có lợi được khuyên dùng cho người già, người ăn uống kém. Đây là nguồn bổ sung chất đạm, chất béo, các vitamin A, B, sắt, kẽm và các dưỡng chất khác cho cơ thể mà bữa ăn hàng ngày không cung cấp đủ. Do đó bạn vẫn nên xem xét về việc mua sữa về cho mẹ dùng.

Lời khuyên từ chuyên gia:


Muốn ngăn ngừa tình trạng loãng xương, giúp xương cứng chắc hơn thì cần phải có nhiều biện pháp phối hợp. Do vậy ngoài việc uống sữa ra thì nên thực hiện các biện pháp dưới đây:

Tăng cường các thực phẩm giàu canxi trong bữa ăn hàng ngày. Cơ thể thường dễ tiếp nhận nguồn canxi có trong thực phẩm hơn là các sản phẩm bổ sung. Canxi thường có nhiều trong : rau xanh, tôm, cua, thịt trứng, súp lơ… Bạn nên thường xuyên cho mẹ dùng các loại thức ăn này.



Bổ sung thêm vitamin D bằng việc phơi nắng hay ăn các thực phẩm như cá, dầu cá, ngũ cốc, sò, nấm…Bổ sung đầy đủ vitamin D sẽ giúp cơ thể hấp thu canxi tốt hơn.

Tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày là điều cần thiết. Nó không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn ngăn chặn tiến trình loãng xương và giúp phòng ngừa các căn bệnh về xương khớp khác như thoái hóa khớp, viêm khớp…

Dùng thuốc bổ sung canxi theo chỉ định của bác sĩ

Hy vọng những chia sẽ trên của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe trong cuộc sống.

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2018

Nguyên nhân bị giãn dây chằng bả vai là gì?

Biểu hiện của bệnh này là những cơn đau, nhức mỏi vùng bả vai. Có thể lan xuống cánh tay có lúc cả vùng lưng. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt những cơn đau nhức càng tăng lên nếu chúng ta vận động


Trước hết chúng ta cần hiểu dây chẳng là gì ? Đó là một giải mô dai nối hai xương của một khóp ở phía khớp bị căng ra hơn cả. Tuy vậy tính dẻo dai này là vô hạn nếu chúng ta làm cho khớp quá căng thì có thể dẫn tới tình trạng dây chằng bị giãn.

Đó là điều tất yếu xảy ra khi chúng ta làm việc quá sức, sai tư thế hoặc có thể do vấn đề tuổi tác. Dây chằng là một bộ phận rất dễ bị tổn thương đôi khi chỉ bởi hành động vươn vai quá sức hoặc đột ngột có thể dẫn đến tình trạng này.

Nguyên nhân gây giãn dây chằng bả vai?


Sự vận động và tư thế sau: xách vác những vật nặng trong thời gian dài, vận động quá sức vùng khớp vai. Lười vận động hoặc vận động sai tư thế cũng là nguyên nhân hình thành bệnh.

Những tác động từ bên ngoài cũng có thể là bị giãn

Cơ thể bị lão hóa làm dây chằng bị giãn sau một thời gian dài co giãn điều độ. Đó là giai đoạn lão hóa chung của các bộ phận trong cơ thể.

Nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến trường hợp cọ xát xương khớp gây viêm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình vận động lâu dài.


Giãn dây chằng bả vai chữa như thế nào ?


Khi có hiện tượng giãn dây chằng bả vai chúng ta cần đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Thông thường khi đau vùng bả vai bác sĩ sẽ cho tiến hành phương pháp chụp Xquang. Nếu không có thương tổn về xương khớp sẽ kết luận là bị giãn dây chằng. Để giảm đau và điều trị hiệu quả chúng ta có thể áp dụng các cách điều trị sau :

Chườm nóng/lạnh

Nếu chúng ta dùng phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh có thể làm co mạch tại chỗ. Từ đó giảm triệu chứng đau ở vùng bả vai. Thực hiện phương pháp này trong vòng 30 phút bạn sẽ thấy các cơ của vùng bả vai giãn ra. Nhờ vậy mà hiện tượng đau ở bả vai có thể giảm xuống.

Xoa bóp vật lý trị liệu

Theo nhiều người hướng dẫn thì xoa bóp có thể làm giảm tình trạng co cứng các cơ xung quanh khớp. Làm các cơ vận động linh hoạt hơn. Đồng thời kích thích lưu thông máu giảm được các cơn đau nhức. Cách làm này không những giảm được những cơn đau nhức mà có thể làm giảm khả năng tái phát

Tập luyện đơn giản

Những bài tập nhẹ nhàng giúp cho xương cốt được linh hoạt hơn. Đồng thời tốt cho sức khỏe, tinh thần và thể lực. Từ đó cải thiện được giãn dây chằng ở bả vai.

Chế độ nghỉ ngơi ăn uống hợp lý

Nhờ có chế độ ăn uống hợp lý mà chúng ta có thể có sức đề kháng tốt hơn. Tránh được tình trạng mệt mỏi do các cơn đau hành hạ. Đồng thời nghỉ ngơi giúp giảm những cơn đau nhức ở vùng vai hiệu quả. Bạn nên nằm thư giãn và thả lỏng sẽ giúp giảm những cơn đau hiệu quả.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ giúp ích cho cuộc sống của bạn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018

Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

TRONG SỐ CÁC VỊ TRÍ KHỚP BỊ THOÁI HÓA, THOÁI HÓA ĐỐT SỐNG CỔ HIỆN ĐANG NGÀY CÀNG PHỔ BIẾN VÀ CÓ XU HƯỚNG TRẺ HÓA DẦN. 


Còn ở những người trẻ, với đặc thù công việc phải ngồi nhiều, ngồi lâu nhưng lại lười thay đổi tư thế; những người thường xuyên mang vác trên vai, trên đầu hoặc phải ngồi làm việc trước màn hình vi tính trong thời gian quá dài hoặc xem phim quá lâu… tạo điều kiện cho các đốt sống cổ bị thoái hóa sớm.

Triệu chứng ban đầu của thoái hóa đốt sống cổ chỉ là hơi đau, khó chịu tại gáy và sẽ mau chóng hết cơn đau nếu được nghỉ ngơi nên nhiều người bệnh thường không chú tâm và xem nhẹ. Vậy thực chất thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không nếu người bệnh cứ tiếp tục ỷ lại mà không có bất kỳ biện pháp điều trị nào?

Theo các chuyên gia, cơ thể con người vốn có một hệ thống báo động tuyệt vời, nhanh nhạy và kịp thời. Những cơn đau nhẹ xuất hiện nơi gáy chính là dấu hiệu cảnh báo đốt sống cổ đang có những vấn đề bất ổn và rất cần được can thiệp, bảo vệ ngay. Nhưng nếu không được quan tâm đúng mực, người bệnh sẽ có cảm giác đau, mỏi và buốt rất khó chịu, kéo dài liên tục trong ngày và thậm chí đau ngay cả khi ngủ và nghỉ ngơi.

Cơn đau cứ tiếp tục kéo dài sẽ làm giới hạn chuyển động của cổ, người bệnh cảm thấy khó khăn và đau khi phải quay, cúi, ngửa…. thậm chí đau lan tỏa hết vùng cổ và ảnh hưởng tới tư thế thẳng và linh hoạt của cổ, gây vẹo cổ, sái cổ. Nhiều trường hợp thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay, khiến cho người bệnh cầm nắm rất khó khăn. Một số người còn rơi vào trường hợp cứng cổ không thể đứng dậy đi lại bình thường sau khi ngủ dậy và cơn đau tăng nhiều nếu chẳng may họ bị cảm ho, hắt hơi.


Cách xoa bóp chữa thoái hóa đốt sống cổ


Thoái hóa đốt sống cổ ngoài việc gây chèn ép các dây thần kinh dọc từ cổ xuống vai và toàn bộ cánh tay gây đau nhức, mỏi vai, tê mỏi cánh tay, bàn tay, ngón tay. Thoái hóa đốt sống cổ sẽ chèn ép thành động mạch làm giảm lưu lượng máu đến não, gây đau đầu và rối loạn tiền đình với những biểu hiện thường gặp như chóng mặt, buồn nôn, khó giữ thăng bằng, mắt nhìn mờ, đổ mồ hôi, dễ bị ngất…

Nguy hiểm hơn, thoái hóa đốt sống cổ nếu tiếp tục phát triển theo chiều hướng bất lợi có thể gây thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có chèn ép tủy sống, nặng hơn có thể gây rối loạn cảm giác tứ chi, bại liệt tay (một hoặc cả hai tay), làm chèn ép rễ thần kinh, tủy… Với những biến chứng để lại như thế này, người bệnh chắc cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi bệnh thoái hóa cột sống cổ nguy hiểm không?

Các chuyên gia đưa ra lời khuyên, người bệnh cần có ý thức thăm khám ngay khi có những cơn đau nơi vùng cổ, gáy để có hướng điều trị kịp thời, tránh để lâu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe xương khớp. Đồng thời, nên chăm sóc khớp một cách toàn diện vì những nghiên cứu gần đây cho thấy, bên cạnh sụn khớp, phần xương dưới sụn cũng đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình thoái hóa khớp.

Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn và có những phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc có thời gian thật ý nghĩa và vui vẻ.

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2018

Phòng ngừa ung thư xương ra sao?

Thay đổi thói quen ăn uống là một trong các liệu pháp ngừa ung thư xương được các chuyên gia y tế hàng đầu khuyên chúng ta nên áp dụng. 


Sử dụng lô hội: những kết quả nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy, lô hội (hay nha đam) có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư hiệu quả. Đặc biệt hơn, các chất có trong nha đam còn có khả năng ức chế sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào ung thư mà không gây ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh khác, nhờ đó hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh ung thư xương tốt hơn mà không gây ra tác dụng phụ.



Tăng cường thực phẩm giàu canxi, magie và stronti: khi mắc bệnh ung thư xương thì xương của chúng ta trở nên giòn, dễ gãy và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh. Một trong những biện pháp hiệu quả nhất để tăng cường sức khỏe của xương khớp chính là bổ sung đầy đủ canxi trong các bữa ăn hằng ngày.

Trong số những thực phẩm giàu canxi thì sữa được xem là nguồn cung cấp thiết yếu đối với mỗi chúng ta để có bộ xương khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa ung thư xương hiệu quả.

Ngoài nỗ lực bổ sung canxi thì việc tăng cường các khoáng chất tự nhiên (stronti) và magie cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện xương khớp và hỗ trợ phòng ngừa ung thư xương tốt hơn. Quan trọng là bạn cần chú ý có chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều muối, chiên nướng hay chế biến sẵn, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh,…


Điều chỉnh lối sống lành mạnh


Duy trì một lối sống lành mạnh: điều quan trọng nhất đối với mỗi chúng ta để ngăn ngừa ung thư xương là có một lối sống lành mạnh, tránh xa những thói quen xấu như hút thuốc bởi độc tố trong khói thuốc có thể dễ dàng hủy hoại cơ thể nói chung và tăng nguy cơ ung thư xương nói riêng. Thay vào đó, bạn có thể giải tỏa căng thẳng bằng cách tập yoga, xem phim hoặc tham gia những câu lạc bộ tập luyện thể dục thể thao,…

Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm: việc sống trong một môi trường không khí quá ô nhiễm và tiếp xúc nhiều với tia UV có trong ánh nắng mặt trời cũng dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư xương. Để giảm nguy cơ mắc bệnh thì bạn nên thường xuyên đeo khẩu trang để bảo vệ cơ thể, cải thiện môi trường sống và hạn chế đến những nơi có không khí ô nhiễm,…

Tập thể dục: từ lâu các nhà khoa học đã khẳng định rằng thói quen tập thể dục đều đặn hằng ngày có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa sự tấn công của một số loại ung thư, bao gồm cả ung thư xương.

Bên cạnh đó, việc tập thể dục còn có tác dụng cải thiện tim mạch, và tuần hoàn máu, giảm căng thẳng, mệt mỏi, lo âu,… Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn bài tập và thời gian tập cho phù hợp, tăng hiệu quả phòng ngừa ung thư xương.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ giúp ích cho cuộc sống của bạn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2018

Thay khớp háng dễ bị rủi ro gì?

Không phải lúc nào việc tiến hành thay khớp háng cũng mang nhiều thuận lợi, nhất là phương pháp này lại rất khó thực hiện và không phải bệnh viện nào cũng đủ điều kiện về cơ sở vật chất, cùng đội ngũ bác sĩ giỏi tay nghề. 


Bất cứ ca phẫu thuật nào cũng vậy, không phải lúc nào các bác sĩ thực hiện cũng thành công mà không gặp phải những rủi ro nhất định. Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo cho bệnh nhân cũng không ngoại lệ. Bên cạnh những điểm tích cực mà phương pháp mang lại như giúp bệnh nhân có thể vận động và di chuyển bình thường thì rủi ro, biến chứng do phẫu thuật gây ra cũng không thể tránh khỏi.

Bên cạnh đó, những rủi ro, biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi phẫu thuật thay khớp háng cũng là điều khiến cho các bác sĩ lo ngại. Chính vì thế, chỉ những trường hợp cần thiết, bệnh nhân mới có thể áp dụng phương pháp này. Dưới đây là 8 biến chứng cụ thể trong và sau khi phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo, người bệnh cần phải biết.

1 – Biến chứng gây mê


Hầu hết các cuộc phẫu thuật đều bắt buộc phải tiến hành gây mê cho bệnh nhân. Tuy nhiên, không phải lúc nào công cuộc gây mê cũng mang nhiều thuận lợi mà luôn tiềm ẩn biến chứng trong lúc gây mê. Có thể là bị phản ứng lại với thuốc được sử dụng hoặc một số biến chứng y tế khác như sốc phản vệ, bất tỉnh, tổn thương não, đột quỵ,… Điều này cũng khiến cho các bác sĩ cũng như bệnh nhân cảm thấy e ngại, bởi thực tế đã có rất nhiều trường hợp xảy ra.

2 – Nhiễm trùng


Theo thống kê thì tỉ lệ nhiễm trùng nói chung khoảng 1%. Điều này cho thấy nguy cơ nhiễm trùng sau mổ là có thể xảy ra với những bệnh nhân tiến hành phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo. Có thể chỉ là nhiễm trùng vùng vết mổ, hoặc nhiễm trùng sâu bên trong khớp. Nhiễm trùng sớm thường xảy ra trong thời gian đầu sau mổ, có trường hợp nhiễm trùng muộn sẽ xảy ra sau mổ vài năm, do các loại vi khuẩn di chuyển theo đường máu từ một ổ nhiễm trùng khác trong cơ thể lan đến khớp háng.



Trong trường hợp này, người bệnh sẽ được dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Cũng có khi phải mổ cắt lọc, súc rửa vết thương nhiều lần để điều trị những trường hợp nhiễm trùng sâu. Với những trường hợp kéo dài dai dẳng phải mổ lấy khớp nhân tạo ra, sau một thời gian ổn định sẽ mổ thay lại khớp khác.

3 – Viêm tắc tĩnh mạch (Cục máu đông)


Đây là biến chứng rất dễ gặp ở bất cứ ca phẫu thuật nào. Riêng phẫu thuật thay thế khớp háng, đã có không ít trường hợp có hiện tượng hình thành những cục máu đông trong lòng mạch sau mổ thay khớp. Điều này có thể là do người bệnh ít vận động chân bị mổ hoặc do sang thương mạch máu trong quá trình phẫu thuật.

Khi bị viêm tắc tĩnh mạch, chân sẽ bị sưng to lên, sờ thường bị nóng và đau nhức. Nếu máu đông trong tĩnh mạch bị vỡ ra, sẽ gây tắc các mao mạch và cắt đứt nguồn cung cấp máu một phần của phổi. Chính vì vậy, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh nên tích cực vận động chân mổ ngay sau khi tỉnh dậy, cũng có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông máu.

4 – So le chi


So le chi cũng là một trong những biến chứng rất thường hay gặp phải khi tiến hành phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo. Trong quá trình phẫu thuật, bao giờ bác sĩ cũng sẽ cố gắng cân bằng chiều dài 2 chân, tránh hiện tượng so le chi. Mức so le cho phép khoảng 1-2 cm. Tuy nhiên, nếu bác sĩ phẫu thuật chuẩn bị trước mổ đầy đủ, đo kích cỡ khớp nhân tạo chính xác thì hạn chế được biến chứng so le chi.

5 – Tổn thương thần kinh tọa


Tình trạng tổn thương thần kinh tọa chiếm tỉ lệ nhỏ 0.5 % và thường gặp nhất ở những người phẫu thuật vào khớp háng lối sau. Tổn thương này là do kéo căng hoặc va chạm trong quá trình thao tác. Khi bị tổn thương thần kinh tọa, người bệnh sẽ có cảm giác đau tê chân theo đường đi của dây thần kinh tọa, không duỗi cổ chân được. Thời gian để bệnh phục hồi phải mất khoảng 6 tháng sau.

6 – Trật khớp háng


Theo khảo sát cho thấy tỉ lệ trật khớp trung bình từ 1 – 3 %. Tuỳ theo loại khớp nhân tạo mà bệnh nhân thay, đường mổ, tình trạng sức khoẻ của người bệnh, kinh nghiệm của phẫu thuật viên mà tỉ lệ trật khớp sẽ khác nhau.

Bên cạnh đó, người bệnh nên tránh những tư thế dễ gây ra hiện tượng trật khớp như gập háng quá 90 độ, bắt chéo chân, ngồi xổm,… Nếu xảy ra trật khớp, bác sĩ sẽ nhanh chóng nắn lại khớp cho người bệnh và bó nẹp bất động trong khoảng một thời gian, hiếm khi phải mổ đặt lại khớp nhân tạo.

7 – Lỏng khớp


Theo thời gian sự kết dính giữa khớp nhân tạo với xương của người bệnh sẽ bị yếu đi, lúc này khớp nhân tạo sẽ bị lỏng. Lúc đó, người bệnh sẽ bị đau khi đi đứng do phần lực tác dụng lên chân có khớp nhân tạo quá lớn. Tuổi thọ trung bình của khớp nhân tạo là 15 năm, có khi 10 năm nhưng cũng có khi kéo dài đến 20 năm.

Điều này tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: loại khớp nhân tạo, chất lượng xương của người bệnh,… Nếu khớp bị lỏng nhiều, bắt buộc người bệnh phải mổ thay lại một khớp khác mới có thể vận động được.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ giúp ích cho cuộc sống của bạn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2018

Triệu chứng đau cơ xơ hóa

Hiện nay chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây đau cơ xơ hóa. Tuy nhiên có một số yếu tố được cho là căn nguyên gây bệnh như di truyền, stress, rối loạn giấc ngủ, suy giảm hormone tăng trưởng….


Đau cơ xơ hóa là tình trạng đau mạn tính trong cơ, dây chằng, gân và các tổ chức phần mềm của cơ thể.

Triệu chứng đau cơ xơ hóa:


Đau: đau lan toả, mạn tính và không có giới hạn rõ ràng, đau lan toả toàn bộ cơ thể. Bệnh nhân có cảm giác đau sâu trong cơ, đau co thắt, đau như cắt hoặc đau rát bỏng ở một vùng gân, cơ hoặc tổ chức mềm quanh khớp. Bệnh nhân thường bị đau tăng vào buổi sáng, và buổi tối..

Mệt mỏi: người bệnh mệt mỏi nhiều, khó tập trung,..đây là một trong những nguyên nhân làm bệnh nhân đau cơ xơ hóa bị chẩn đoán nhầm với các chứng bệnh khác như chứng mệt mỏi mạn tính, chứng trầm cảm…



Mất ngủ: tình trạng mất ngủ tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh.

Đau đầu mạn tính không rõ nguyên: chiếm tới 70% bệnh nhân, bệnh nhân đau đầu nhưng không có cảm giác chóng mặt, buồn nôn, hay nhìn mờ…

Hội chứng đại tràng kích thích: các triệu chứng đau bụng, táo bón, đi ngoài phân lỏng, đánh hơi nhiều, hoặc buồn nôn chiếm khoảng 40-70%, có 2-5% bệnh nhân có hội chứng trào ngược dạ dày.

Rối loạn chức năng vận động của khớp thái dương hàm: Đây cũng là triệu chứng của bệnh đau cơ xơ hóa. Có thể bệnh nhân nhai khó, há khó hoặc cảm giác cứng khớp thái dương hàm vào buổi sáng.

Các triệu chứng khác: các biểu hiện của hội chứng tiền mạn kinh (bốc hoả, ra mồ hôi bất thường…) đau ngực, cứng khớp buổi sáng, tê buốt đầu chi, cảm giác sưng nề đầu chi, tăng mẫn cảm da, hội chứng kích thích bàng quang. Bệnh nhân đau cơ xơ hóa thường có sự nhạy cảm quá mức với ánh sáng mạnh, tiếng động mạnh.

Khi thấy những triệu chứng đau cơ xơ hóa, người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng và mức độ bệnh.

Phương pháp chữa trị phù hợp.


Hiện nay, để giảm triệu chứng đau cơ xơ hóa người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc giảm đau, giãn cơ, thuốc chống trầm cảm, ức chế chọn lọc…Trường hợp nhẹ có thể không cần dùng thuốc, chỉ cần áp dụng phương pháp vật lý trị liệu, xoa bóp, chườm nóng hoặc chườm lạnh…để giảm đau.

Bệnh đau cơ xơ hóa tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng người bệnh nhưng mức độ bệnh có thể tiến triển nặng lên theo thời gian. Do đó cần phải điều trị sớm để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Hy vọng những chia sẻ quí giá từ các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp ích được nhiều cho đọc giả. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công.