Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

So sánh thay khớp háng bán phần và toàn phần

Không phải bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng phương pháp thay khớp háng nhân tạo được mà cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Sau quá trình thăm khám, tùy vào tình trạng bệnh của bệnh nhân đang ở mức độ nào, bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp.


Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo là phương pháp loại bỏ phần xương sụn của khớp háng bị hư (bao gồm chỏm xương đùi và ổ cối xương chậu) để thay thế vào đó bằng một khớp háng nhân tạo tương ứng. Mục đích của phương pháp này là phục hồi chức năng vận động của khớp háng và giảm tình trạng đau nhức, giúp bệnh nhân đi lại và vận động bình thường.

Thay khớp háng bán phần và toàn phần


Thay khớp háng bán phần

Phẫu thuật thay khớp háng bán phần là phương pháp phẫu thuật chỉ thay phần chỏm xương đùi hoặc ổ cối đã bị hư hỏng bằng chỏm xương đùi hoặc ổ cối nhân tạo. Thông thường, trong hầu hết các trường hợp, ổ cối vẫn được giữ nguyên và chỉ thay thế chỏm xương đùi bị tổn thương bằng chỏm xương đùi nhân tạo.

Đối tượng áp dụng:

Gãy cổ hoặc chỏm xương đùi ở người già, từ 60 tuổi trở lên.
Thoái hóa khớp háng do các nguyên nhân khác nhau (bệnh lý khớp háng, di chứng sau chấn thương)

Ưu điểm:

Hiện nay, khớp háng nhân tạo bán phần đã được cải tiến đáng kể, bao gồm nhiều phần cấu trúc (module) liên kết với nhau. Điều này giúp bệnh nhân có thể vận động linh hoạt hơn và không bị hạn chế khả năng vận động.

Phương pháp này có thời gian phẫu thuật ngắn, rất thích hợp với những người cao tuổi. Do đó, bệnh nhân có thể hồi phục sức khỏe và vận động sớm ngay sau khi mổ.

Nhược điểm:

Bệnh nhân có thể gặp phải những biến chứng sau khi mổ như nhiễm trùng vết mổ, huyết khối tĩnh mạch, trật khớp háng nhân tạo, mòn khớp, lỏng khớp… Đau thần kinh tam thoa http://coxuongkhoppcc.com/dau-than-kinh-tam-thoa.html

Người bệnh có thể không vận động được và tỉ lệ tử vong trong quá trình phẫu thuật vẫn có thể xảy ra.



Thay khớp háng toàn phần

Thay khớp háng toàn phần là phương pháp phẫu thuật nhằm để thay thế một khớp háng bị tổn thương sụn khớp hoàn toàn hoặc hoại tử chỏm vô mạch bởi một hệ thống khớp nhân tạo. Thay khớp háng toàn phần bao gồm việc cắt bỏ chỏm xương đùi bị hư và ổ khớp bị hư. Đồng thời thay thế vào đó là chỏm xương đùi nhân tạo được làm từ hợp kim không rỉ hoặc được làm bằng gốm sứ, nhựa tổng hợp và một cái chuôi để cắm vào thân xương đùi. Việc gắn kết giữa xương đùi với chỏm xương đùi và cái chui nhờ xi măng xương hoặc đôi khi không cần xi măng.

Đối tượng áp dụng:

Tất cả những người bệnh có thoái hóa khớp háng hay hoại tử chỏm xương đùi mà biến dạng hoàn toàn. Bệnh nhân đau đớn khi đi lại hoặc thay đổi tư thế, khi thăm khám trên hình ảnh X quang có sự biến dạng khớp, hẹp khe khớp.

Ưu điểm:

Sau khi thay khớp háng nhân tạo toàn phần, bệnh nhân sẽ di chuyển và vận động thuận lợi hơn và không còn cảm thấy đau nhức như trước.

Phương pháp này thích hợp với những người trẻ tuổi, có nhu cầu đi lại nhiều. Loại khớp được gắn trực tiếp vào xương mà không cần dùng đến xi măng, có tác dụng kích tạo sự mọc xương vào bề mặt khớp, giúp bệnh nhân đi lại dễ dàng hơn.

Nhược điểm:

Tỉ lệ bệnh nhân bị đau sau khi phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không xi măng sẽ cao hơn.

Phương pháp này cũng tiềm ẩn những biến chứng phức tạp như viêm tắc tĩnh mạch, nhiễm trùng vết mổ, cứng khớp, lỏng khớp, trật khớp, so le chi,…

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2018

Dây thần kinh số 5 có chức năng gì?

Dây thần kinh số 5 bao gồm hai cặp, phân bố đối xứng chi phối ở hai nửa bên mặt. Đây là một trong 12 cặp dây thần kinh có xuất phát từ cầu não và hướng ra các bộ phận mà chúng có chức năng quản lý. 


Chức năng của dây thần kinh số 5 được phân chia qua 3 nhánh, bao gồm chức năng cảm giác và chức năng vận động.

Cụ thể:

Nhánh V1 (nhánh mắt): phân bố và chi phối tại vùng da đầu phía trước, trán và mắt.

Nhánh V2 (nhánh hàm trên): phân bố và chi phối từ vùng dưới mi, khu vực má, môi trên và hàm trên.

Nhánh V3 (nhánh hàm dưới): phân bố và chi phối từ môi dưới và hàm dưới.

Nhánh V1 và V2 có chức năng cảm giác tại các vùng da đầu, trán, mí trên mí dưới, mắt, má, hốc mũi, môi trên, hàm răng trên và các tuyến hạnh nhân.

Nhánh V3 có chức năng cảm giác với 2/3 trước lưỡi, tuyến nước bọt, môi dưới và hàm răng dưới.
Chức năng vận động của sợi vận động sẽ chi phối cơ thái dương hàm, cơ châm bướm trong, cơ nhai, khiến cho hàm răng có thể chuyển động nhai thức ăn và thực hiện những biểu hiện khuôn mặt.

Bộ dây bên phải sẽ chi phối cảm giác và vận động của nửa mặt bên trái và tương tự với bên trái. Vì thế, nếu có vấn đề với dây thần kinh số 5, ít khi có tình trạng đau đồng đều ở cả hai bên mà thường chỉ biểu hiện ở một bên mặt.

Dây thần kinh số 5 có thể bị ảnh hưởng hay tổn thương bởi những nguyên nhân không xác định rõ ràng (ví dụ như chấn thương ngoài, nhiễm lạnh…) hoặc có thể là biến chứng, biểu hiện từ các dạng bệnh lý khác như viêm tại nền sọ não, zona thần kinh, khối u chèn ép, mạch máu tắc nghẽn chèn ép…). Khi đó từng phần hoặc cả ba nhánh (hiếm gặp) sẽ bị ảnh hưởng, gây nên những cơn đau.

Đau dây thần kinh số 5 thường khu trú giới hạn tại một trong ba nhánh của một bên dây thần kinh, chứ hiếm khi xuất hiện đồng thời ở cả ba nhánh hay cả hai bên khuôn mặt.

Đặc điểm những cơn đau dây thần kinh số 5 có thể được nhận biết: đau âm ỉ hoặc đau dữ dội một bên mặt. Tùy vào nhánh thần kinh bị tổn thương mà vị trí biểu hiện sẽ tương ứng. Đôi khi cơn đau giống như bị điện giật, bị bỏng hay dao đâm. Đau xuất hiện bất ngờ hoặc khi chạm vào, khi nhiễm nóng lạnh, khi vận động cơ mặt (nhai, cười)…

Mỗi cơn đau kéo dài từ vài giây đến vài phút, kèm theo những triệu chứng chảy nước mắt hay nước miếng, người bệnh khó có thể tiếp tục những hoạt động của mình vì đau.



Đau dây thần kinh số 5, đặc biệt là khi nhánh thần kinh V2 hay V3 bị tổn thương sẽ dễ bị nhầm lẫn với đau dây thần kinh ở răng, khiến cho nhiều trường hợp bệnh nhân chưa xác định rõ ràng nguyên nhân đã đi nhổ răng để mong giảm đau, nhưng nhổ tới khi gần hết hàm mà cơn đau vẫn tiếp diễn không ngừng.

Ngoài những cơn đau này, bệnh nhân sẽ không có biểu hiện bất thường nào khác liên quan, đây chính là đặc điểm phân biệt và nhận biết, giúp bác sĩ chẩn đoán rõ hơn bệnh đau dây thần kinh số 5. Viêm khớp thoái hóa http://coxuongkhoppcc.com/viem-khop-thoai-hoa.html

Những cơn đau dây thần kinh số 5 gây nên nhiều bất tiện trong cuộc sống của người bệnh. Để điều trị bệnh, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định và kết hợp các biện pháp sau đây:

Các loại thuốc giảm đau, chống viêm không steroide, thuốc an thần… Tuy nhiên các loại thuốc này có khá nhiều tác dụng phụ, đặc biệt lưu ý khi dùng cho các bệnh nhân có vấn đề với gan, dạ dày, đồng thời không được lạm dụng trong thời gian dài mà phải đi kèm kết hợp các biện pháp điều trị tích cực khác.

Châm cứu, bấm huyệt, xung điện cũng là biện pháp hiệu quả để giảm đau, lưu thông mạch máu, giải phóng sự chèn ép. Sử dụng lâu dài, tác dụng điều trị và ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh, nên được áp dụng đồng thời xuyên suốt quá trình điều trị, nhiều trường hợp có thể thay thế thuốc Tây y có cùng mục đích.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

Gãy xương ăn uống ra sao?

Khi gặp phải chấn thương gãy xương chỉ băng bó vết thương thôi chưa đủ nếu muốn bệnh phục hồi nhanh chóng. Thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng. Vậy khi bị gãy xương nên ăn gì và kiêng ăn gì. Những thực phẩm nào giúp phục hồi mau lành vết thường tốt.  


Người bị gãy xương nên ăn gì? 


Đối với người bị gãy xương nên chú ý tới một số món ăn có chứ nhiều canxi và các vi chất quan trọng giúp thúc đẩy quá trình tái tạo xương mới giúp xương được phục hồi một cách nhanh chóng an toàn. Người bệnh nên chú ý bổ xung các loại phẩm tốt cho sức khỏe như:

– Các loại thực phẩm giàu kẽm và canxi:

Nhóm thực phẩm này chủ yếu là có trong các loại hải sản, đồ biển, hạt bí ngô và hạt hướng dương, nấm, ngũ cốc, sữa…. Vì kẽm có tác dụng thúc đẩy sự hoạt động của vitamin D giúp xương chắc khỏe hơn đồng thời giúp tăng sự hấp thu của canxi vào cơ thể nên đừng quen bổ xung nhóm thực phẩm này cho cơ thể nhé! Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ http://coxuongkhoppcc.com/thoat-vi-dia-dem-cot-song-co.html

Ngoài các thực phẩm trên đây, bệnh nhân nên bổ sung thêm cho cơ thể 10 loại thực phẩm giúp xương chắc khỏe để hỗ trợ quá trình phục hồi xương khớp đạt kết quả tốt nhất.

– Thực phẩm giàu chất photpho:

Đây cũng là chất giúp cho quá trình tái tạo xương mới một cách hiệu quả an toàn. Vi chất photpho có nhiều trong các loại thực phẩm như trứng cá muối, lòng đỏ trứng gà, bí ngô ….

– Thực phẩm nhiều acid folic và vitamin B6:

Đây là những chất rất cần thiết cho cấu tạo của khung xương và bạn có thể tìm thấy acid folic có trong chuối, đậu và rau xanh, các họ nhà cam quýt, chuối, giăm bông, lúa mỳ, thịt gà.



– Chú ý bổ xung vitamin B12:

Các loại thực phẩm này có trong các loại thịt động vật như thịt bò, thịt gà, cá thu, trứng sữa…vitamin B12 rất cần thiết cho hoạt động tế bào xương giúp xương chắc khỏe hơn.

Đây là những nhóm thực phẩm giúp xương chắc khỏe, rất có lợi cho người bị gãy xương. Bệnh nhân cần bổ xung đều đặn để tăng liên kết giúp xương khớp chóng lành.

Bệnh nhân bị gãy xương không nên ăn gì? 


Bên cạnh các loại thực phẩm giúp tốt cho xương khớp thì người bị gãy xương cũng nên chú ý hạn chế các loại thực phẩm làm vết thương lâu lành, khiến ngăn cản quá trình tái tạo xương khớp. Đặc trưng nhất vẫn là rượu và cà phê vì:

– Cafe có chứa chất cafein:

Cafein làm giảm hàm lượng hấp thu canxi vào cơ thể cản trở quá trình hồi phục xương khớp.



– Rượu, bia:

Đây là những thức uống có chứa cồn làm rối loạn hoạt động tạo máu khiến vết thương lâu lành hơn.

Bên cạnh 2 thành phần cần tránh ở trên ra thì bạn nên hạn chế hoặc tránh sử dụng các loại thực phẩm như trà đặc, nước có ga, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ…. để không gây ảnh hưởng đến sự phục hồi của xương khớp

Hy vọng những chia sẽ bổ ích trên sẽ giúp bạn đọc có nhiều hơn kiến thức để giúp ích cho bản thân hay người thân. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe.

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

Đa u tủy xương cần làm gì?

Đa u tủy xương xuất phát từ tương bào là thành phần của bạch cầu trong máu. Khi có một tương bào bất thường ban đầu sẽ phát triển và nhân lên nhiều tế bào bất thường khác. Các tế nào này sẽ tiết ra kháng thể đặc biệt có tên gọi protein M chính là cơ sở cho chẩn đoán và tiên lượng bệnh đa u tủy xương.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:


Tuổi tác: Bệnh có xu hướng xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi khoảng trên 65. Ít gặp bệnh ở những người dưới 40 tuổi.

Một vài bệnh lý lành tính khi có bất thường ở tương bào gây tiết protein M cũng làm tăng nguy cơ mắc đa u tủy xương.

Thuốc sâu, chất phóng xạ, người béo phì, nhiễm phải một số virus

Di truyền:Khả năng di truyền hay yếu tố gia đình rất hiếm gặp.

Khi mắc phải đa u tủy xương, người bệnh sẽ có các triệu chứng như:


Tổn thương xương khiến xương đau. Những vị trí tổn thương thường gặp là xương đòn, xương ức, xương sọ, xẹp đốt sống.



Lượng canxi trong máu tăng cao do tiêu xương. Mắc phải các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, viêm đường tiết niệu do hệ miễn dịch bị suy giảm. Suy thận khi canxi máu tăng hoặc có nhiều protein trong ống thận

Thiếu máu do tế bào u và tủy ức chế chất tại huyết, hồng cầu to, bạch cầu hạt giảm, tiểu cầu giảm... Ít gặp triệu chứng thần kinh như mệt mỏi, rối loạn thị giác, bệnh võng mạc. Chảy máu nếu chức năng tiểu cầu bị rối loạn hay tổn thương nội mạch. Gan to, hạch to, lách to.

Điều trị


Bệnh nhân cần được điều trị hệ thống hóa chất nhằm kiểm soát khối u, điều trị triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Cần kết hợp các phương pháp điều trị như:

Điều trị bằng thuốc. Chiếu xạ với thể khu trú, u ngoài tủy xương. Phẫu thuật giải phóng chèn ép hay với u đơn độc. Phối hợp với truyền máu, kháng sinh, lọc máu, calcitonin, lợi tiểu.

Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.