Thứ Tư, 6 tháng 12, 2017

Nguyên nhân gây đau xương mu

Đau xương mu vùng kín rất thường gặp ở những chị em đang mang thai, nhất là ở những tháng cuối của thai kì. Lúc này, mẹ bầu thường có cảm giác đau âm ỉ từ vùng xương chậu tới đùi, bẹn, hai bên háng... Triệu chứng trở nên trầm trọng hơn khi di chuyển hoặc thay đổi tư thế.

Hiện tượng đau xương mu vùng kín ở bà bầu thường không nguy hiểm, nó chỉ gây ra sự khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, nếu hiện tượng trở nên ngày một trầm trọng hoặc đi kèm những bất thường khác, mẹ bầu vẫn cần tiến hành thăm khám để được các bác sĩ tư vấn và có hướng xử trí phù hợp.

Viêm tuyến tiền liệt

Đây là căn bệnh xảy ra ở nam giới thường trong độ tuổi trung niên. Người bệnh thường có biểu hiện đau xương mu vùng kín, đau vùng bẹn và xương chậu, đi kèm hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt...

Bệnh nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể gây ảnh hưởng tới đời sống tình dục và sức khỏe sinh sản của nam giới.

Nguyên nhân gây đau xương mu
Nguyên nhân gây đau xương mu


Viêm tinh hoàn, xoắn tinh hoàn

Các bệnh lý liên quan đến tinh hoàn thường khiến đấng mày râu vô cùng khó chịu, đau đớn. Ở mức độ nhẹ, cảm giác đau nhức chỉ xảy ra vùng tinh hoàn, tuy nhiên, nếu bệnh ở mức độ nặng, người bệnh sẽ thấy xuất hiện cả cảm giác đau xương mu vùng kín. Bệnh Gout có nguy hiểm không http://coxuongkhoppcc.com/benh-gout-co-nguy-hiem-khong.html

Viêm đường tiết niệu

Khi bị viêm đường tiết niệu, người bệnh thường có biểu hiện đau xương mu vùng kín, tiểu buốt, tiểu rát... Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ hoặc lây nhiễm vi khuẩn qua đường tình dục.

Viêm bàng quang

Bàng quang là một trong những bộ phận rất quan trọng trong cơ quan bài tiết của cơ thể, khi bàng quang gặp vấn đề, có thể những bộ phận có liên quan cũng sẽ bị ảnh hưởng. Người bệnh sẽ có hiện tượng đau xương mu vùng kín, tiểu buốt, tiểu ra máu...

Đây chỉ là một vài nguyên nhân bệnh lý dẫn đến hiện tượng đau xương mu vùng kín. Do đây là dấu hiệu không quá điển hình và thường gặp, nên muốn biết chính xác nguyên nhân, người bệnh cần tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra để có hướng xử trí kịp thời.

►Xem thêm: Tê chân khi mang thai

Thứ Ba, 5 tháng 12, 2017

Chứng tê chân tê tay khi mang thai

Hiện tượng bị tê chân khi mang thai thường xảy ra từ tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ. Lúc này, cơ thể em bé đã dần hình thành đầy đủ các cơ quan, mẹ cũng vì thế mà tăng cân rõ rệt. Nếu như trong 3 tháng đầu, mẹ bầu chỉ tăng khoảng 1 kg thì từ tháng tiếp theo, mẹ có thể tăng 4 kg hoặc nhiều hơn. Càng về các tháng cuối, em bé lớn càng nhanh và mẹ tăng cân càng nhiều.

Khi mẹ bầu tăng cân đột ngột như vậy, áp lực cân nặng sẽ đè lên các mạch máu và dây thần kinh, khiến cho máu khó lưu thông. Khi đó, mẹ bầu sẽ thấy tê đầu ngón tay, tê ngón chân. Cảm giác này xuất hiện nhiều vào đêm và sáng sớm, tuy nhiên khá nhẹ nhàng và cũng chấm dứt nhanh chóng.

Cân nặng tăng lên càng nhiều tình trạng bị tê tay khi mang thai càng diễn ra thường xuyên hơn. Nếu mẹ càng lười vận động, bệnh sẽ càng nặng. Tay chân mẹ bầu có thể thấy đau như kiến đốt, một số ít trường hợp thấy đau như kim châm, chân đứng không vững, tay không thể cầm nắm các vật.

Nguyên nhân

Theo phân tích ở trên, bị tê tay khi mang thai phần lớn do vấn đề cân nặng gây ra. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần lưu ý một số nguyên nhân khác như sau:

Lười vận động: Người mang bầu cơ thể nặng nề khiến họ có tâm lý lười vận động. Tuy nhiên, việc làm này không hề tốt cho thai nhi, và nó càng làm các mạch máu bị đè nén, khó lưu thông khiến chân tay tê nhiều hơn.

Thiếu dinh dưỡng: Mẹ bầu trong suốt thời gian thai kỳ cần tăng ít nhất 12 kg, nếu tăng ít hơn số cân này, mẹ có thể bị thiếu dinh dưỡng. Khi đó, cơ thể thiếu máu nuôi khiến cho các vị trí ở xa tim như chân và tay không được nuôi dưỡng đầy đủ, gây ra chứng tê chân tay.

Chứng tê chân tê tay khi mang thai
Chứng tê chân tê tay khi mang thai


Do hội chứng ống cổ tay: Hội chứng ống cổ tay khiến mẹ bị tê tay khi mang thai do dây thần kinh giữa ống cổ tay bị chèn ép. Cảm giác tê cứng sẽ lan từ hai ngón giữa đến lòng bàn tay, tới cổ tay hoặc cả cánh tay.

Do đau thần kinh tọa: Đau thần kinh tọa gây ra bệnh bị tê chân khi mang thai, các cơn đau kéo dọc từ thắt lưng xuống dưới một trong hai chân (rất ít khi tê cả hai chân).

Các bệnh viêm khớp: Như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp thoái hóa, viêm khớp nhiễm trùng cũng gây ra bệnh tê chân tay, đôi khi cứng khớp, sưng đau kèm theo đỏ.

Tuy nhiên, các thông tin này chỉ mang tính suy đoán, tham khảo. Muốn xác định chính xác nguyên nhân bị tê tay khi mang bầu, mẹ cần đến gặp bác sĩ để được giải đáp.

Cách chữa

Bị tê tay tê chân khi mang thai là hiện tượng rất bình thường mà hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải. Do đó, mẹ không cần quá lo lắng về các triệu chứng này. Chỉ cần một số lưu ý nho nhỏ, mẹ sẽ cải thiện được tình trạng có bầu bị tê tay một cách dễ dàng.

Ăn uống và vận động đầy đủ: Trong thời gian thai kỳ, mẹ bầu cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển toàn diện. Khi cân nặng tăng lên, nếu không gặp vấn đề gì về sức khỏe, mẹ hoàn toàn có thể tham gia các môn thể dục nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, yoga, ngồi thiền. Nó không chỉ giúp mẹ giảm bệnh bị tê tay khi mang bầu mà còn duy trì vóc dáng thon gọn vừa phải trong suốt 9 tháng thai kỳ.

Không ngồi lâu một tư thế: Ngồi lâu một tư thế sẽ khiến cho mạch máu và dây thần kinh bị đè nén. Với mẹ bầu, khi ngồi xem tivi nên gác tay lên một chiếc gối êm ở cạnh ghế. Khi nằm, nên đặt một chiếc gối êm mềm mại dưới chân và tay. Nếu đang ngủ mà thấy tê chân tê tay, mẹ có thể nhờ người xoa bóp chân tay hoặc đổi tư thế khác.

Ngâm chân trong nước nóng và xoa bóp thường xuyên: Mỗi buổi tối, mẹ bầu nên ngâm chân với nước nóng cho mạch máu dãn nở. Sau đó, nên xoa bóp chân tay trước khi ngủ để có được một giấc ngủ ngon hơn. 

Viêm bao gân vùng mỏm trâm quay là gì ?

Viêm bao gân vùng mỏm trâm quay cổ tay là một loại bệnh lý viêm bao gân cơ dạng dài và duỗi ngắn ngón tay cái do De Quervain, đây cũng chính là tên nhà phẫu thuật học người Thụy Sỹ phát hiện lần đầu vào năm 1895. Bệnh viêm bao gân vùng mỏm xương thường gặp ở đối tượng là phụ nữ độ tuổi 30 – 50 tuổi.

Trong các hoạt động hàng ngày, cơ dạng dài và cơ duỗi ngắn ngón cái trượt khá dễ dàng trong đường hầm và được bao bọc bởi các hoạt dịch gân được làm trơn. Khi bao hoạt dịch bị viêm sẽ dẫn tới các hoạt động của đường hầm bị hạn chế gọi là hội chứng De Quervain.

Viêm bao gân vùng mỏm trâm quay có những triệu chứng ban đầu khá đơn giản, tuy vậy nếu không được kịp thời điều trị bệnh sẽ có những triệu chứng nguy hiểm hơn, ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh.

Bệnh nhân có hiện tượng đau vùng mỏm trâm quay, khi vận động ngón tay cái liên tục và đau nhất khi về đêm.

Viêm bao gân vùng mỏm trâm quay có thể lan ra ngón cái sau đó đau lên vùng cẳng tay.
Sưng nề vùng mỏm trâm quay, chỗ sưng có thể đỏ, nóng và ấn vào có cảm giác đau.
Gân dầy lên, khó khăn khi vận động và cầm nắm có liên quan tới ngón cái, có tiếng kêu cót két.

Viêm bao gân vùng mỏm trâm quay là gì ?
Viêm bao gân vùng mỏm trâm quay là gì ?


Bệnh viêm bao gân vùng mỏm trâm quay tuy chỉ có những biểu hiện vô cùng đơn giản nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ có những biến chứng rất nguy hiểm.

Đau nhức dai dẳng: Bệnh viêm bao gân vùng mỏm trâm quay gây nên những cơn đau dai đẳng và âm ỉ, bệnh nặng quá có thể đau nhức nhối. Người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, đau nhức…

Tay khó vận động: Tay cứng lại do khớp khó vận động, người bệnh sẽ khó khăn trong việc cầm nắm ngón tay, người bệnh sẽ khó vận động khi sử dụng bàn tay của chính mình. Chữa bệnh Gout ở đâu http://coxuongkhoppcc.com/chua-benh-gout-o-dau-uy-tin-chat-luong.html

Ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc: Người bệnh bị viêm bao gân vùng mỏm xương sẽ có những ảnh hưởng nghiêm trọng trong công việc cũng như sinh hoạt. Các công việc như cầm nắm, đóng cúc áo… rất khó khăn và phải nhờ sự hỗ trợ của người khác. Công việc sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì không thể sử dụng tay thuần thục như cũ…

Bệnh viêm bao gân vùng mỏm trâm quay với rất nhiều biến chứng và nếu không được điều trị kịp thời gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như những như các sinh hoạt của người bệnh. 

Chủ Nhật, 3 tháng 12, 2017

Chẩn đoán u xương tế bào khổng lồ như thế nào ?

CT scan hoặc MRI sẽ cho phép chúng ta đánh giá chi tiết về tổn thương vỏ xương và những phần mềm kế cận. Phương pháp xạ hình xương ít có vai trò trong việc chẩn đoán và đánh giá u xương tế bào khổng lồ, độ tập trung của phóng xạ thường tăng hoặc có thể bình thường.

X-quang thường quy: tổn thương u xương tế bào sẽ có những dấu hiệu như: hình ảnh tiêu xương khu trú, lệch tâm theo trục của xương, có ranh giới rõ nằm ở vùng đầu xương và còn có thể lan tới vùng hành xương. 

Tổn thương u xương qua x-quang thường quy có thể phá hủy vùng vỏ xương kế cận nhưng thường không làm tổn thương đến bề mặt khớp xương. Vùng trung tâm khối u là vị trí tăng thấu quang nhất và độ đậm cản quang cũng tăng dần ra vùng ngoại vi. X-quang u xương tế bào khổng lồ cũng thường không có biểu hiện calci hóa trong lòng khối u và không có phản ứng màng xương.

Sinh thiết xương và mô bệnh học: sau khi áp dụng phương pháp này sẽ thấy có tổn thương dày đặc tế bào, với những tế bào khổng lồ nhiều nhân xen kẽ với những tế bào đệm đơn nhân. Các tế bào đệm là những tế bào đơn nhân đồng nhất có hình tròn hoặc hình ô van, có nhân lớn. 

Nhân của các tế bào đệm cũng giống với nhân của các tế bào khổng lồ nên đây là đặc điểm để phân biệt giữa u xương tế bào khổng lồ với những loại tổn thương khác có chứa tế bào khổng lồ. Ngoài ra, những tế bào khổng lồ cũng thường có số lượng nhân rất lớn, có thể lên tới hàng trăm nhân. Giữa những tế bào đều có rất ít chất gian bào, ngoại trừ một ít sợi collagen.

Chẩn đoán u xương tế bào khổng lồ như thế nào ?
Chẩn đoán u xương tế bào khổng lồ như thế nào ?


Chẩn đoán giai đoạn và chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán giai đoạn u xương tế bào khổng lồ có thể chia thành 3 giai đoạn khác nhau. Ở giai đoạn I, khối u khá nhỏ, ít hoặc không tiến triển, ranh giới khá rõ ràng, vỏ xương còn nguyên vẹn và thường không có triệu chứng, mô học lành tính u xương. 

Giai đoạn II, bệnh nhân có thể gặp phải những triệu chứng ban đầu, kể cả gãy xương bệnh lý. Những tổn thương xương trên x-quang đã lan rộng, vỏ xương cũng mỏng và giãn rộng nhưng chưa bị thủng. Trên xạ hình xương có tình trạng tăng hoạt tính, mô học lành tính.

Ở giai đoạn III, bệnh nhân u xương tế bào khổng lồ có triệu chứng khá rõ ràng, khối u phát triển nhanh. Tổn thương phá hủy vỏ xương, khối u lan rộng vào các mô mềm xung quanh trên phim chụp x-quang hoặc CT-scan. Xạ hình xương cũng thấy có tăng hoạt tính phóng xạ vượt quá so với giới hạn tổn thương xương, tình trạng tăng sinh mạch máu cũng hiển thị khá rõ ràng khi chụp mạch và mô học lành tính.

Chẩn đoán phân biệt có thể chia u xương tế bào khổng lồ thành các dạng như: sarcoma sụn, u nguyên bào sụn, kén xương phình mạch, sarcom xương, u nâu và u tế bào tạo collagen.

Thứ Sáu, 1 tháng 12, 2017

Lý do mắc bệnh ung thư xương thứ cấp

Mỗi xương đều có lớp vỏ ngoài và chất xốp nằm bên trong chứa tủy xương có nhiệm vụ sản xuất các tế bào máu, giúp cơ thể vận hành tích cực hơn. Xung quanh khớp xương thì được bao bọc bởi sụn – một chất cứng và có độ đàn hồi tốt. 

Cơ thể con người có 208 chiếc xương với hình dáng, kích cỡ khác nhau, phân bố ở những vị trí khác nhau với mục đích chính là nâng đỡ và hỗ trợ vận động cho cơ thể. Xương chính là một loại mô sống chứa khá nhiều canxi và các chất protein khác nhau để giúp bộ xương luôn khỏe mạnh và cứng chắc hơn. Nó cũng bao gồm những tế bào sống, thường xuyên chết đi và được thay thế bằng những tế bào xương khỏe mạnh để luôn duy trì được sự dẻo dai của xương.

Vì xương sụn có độ đàn hồi tốt hơn xương bình thường nên nó được phân bố ở các khớp xương để giúp xương cử động dễ dàng hơn. Phần xương sụn cũng làm đệm cho xương ở những khớp xương để cho các phần xương không cọ xát vào nhau.

Bộ xương đảm nhận một vài chức năng đặc biệt quan trọng trong cơ thể. Trước hết, nó tạo cho cơ thể chúng ta một bộ khung vững chắc và các khớp xương này đóng vai trò như đòn bẩy để cơ thể có thể cử động dễ dàng, linh hoạt hơn. 

Ngoài ra, bộ xương cũng góp phần bảo vệ những cơ quan bên trong cơ thể, ví dụ như xương sườn lồng ngực bảo vệ tim, phổi; xương sọ bảo vệ não bộ,… Xương cũng còn chứa nhiều khoáng chất quan trọng cho cơ thể, nhất là canxi.

Lý do mắc bệnh ung thư xương thứ cấp
Lý do mắc bệnh ung thư xương thứ cấp


Nguyên nhân gây bệnh ung thư xương thứ cấp

Khi bệnh ung thư xuất hiện thì nơi mà nó hình thành từ ban đầu gọi là khối u nguyên phát. Một khối u ác tính thì bao gồm hàng triệu các tế bào ung thư – những tế bào bất thường không kiểm soát được sự phân chia. 

Một số tế bào ung thư có thể tách ra khỏi khối u nguyên phát và theo máu hay các hạch bạch huyết tới những bộ phận khác của cơ thể, trong trường hợp này chính là xương. Các tế bào ung thư bám vào xương có thể hình thành những khối u mới, gọi là ung thư xương thứ cấp hoặc ung thư xương di căn.

Ung thư xương thứ cấp không bắt đầu từ xương nhưng nó lại chính là hệ quả của những tế bào lan đến xương từ khối u ác tính ban đầu. Đôi khi, bệnh nhân chỉ có một xương duy nhất bị ảnh hưởng nhưng lại có trường hợp nhiều khối u xương thứ cấp cùng phát triển ở các xương khác nhau trong cơ thể. Và không phải bất kỳ khối u xương thứ cấp nào cũng gây ra các triệu chứng điển hình, làm khó khăn hơn cho việc phát hiện bệnh sớm của mỗi chúng ta. Phòng khám cơ xương khớp PCC

Mặc dù bất cứ bệnh ung thư nào cũng có thể di căn đến xương nhưng loại ung thư hay di căn đến xương nhất là ung thư vú, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tuyến giáp và ung thư thận. Bệnh nhân ung thư xương thứ cấp thường đã từng bị bệnh ung thư nguyên phát hoặc đôi khi, có trường hợp phát hiện ung thư thứ cấp trước khi ung thư nguyên phát được chẩn đoán. 

Nếu chưa phát hiện khối u nguyên phát thì người ta gọi là khối u nguyên phát ẩn. Ung thư xương thứ phát cũng có thể gặp ở bất cứ xương nào trong cơ thể, nhưng chủ yếu là xương sườn, xương sống, xương sọ, xương đùi, xương cánh tay và xương khung chậu.

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Phân loại bệnh teo cơ tủy sống ở trẻ em

Trẻ mắc bệnh teo cơ tủy sống loại I thường kém kiểm soát đầu và không có khả năng thực hiện các kỹ năng cơ thể vận động. Những trẻ nhỏ hơn thì có các biểu hiện khó thở, bú kém, khó nuốt, thường xuyên hay quấy khóc. Trẻ em bị bệnh này không thể ngồi hoặc đứng mà rất cần được sự giúp đỡ. Có thể các trẻ sẽ phải cần tới các thiết bị hỗ trợ đi lại như xe đẩy hoặc là xe lăn.

Teo cơ tủy sống ở trẻ vào loại I là cấp độ bệnh nhẹ nhất có thể xảy ra. Loại bệnh teo cơ tủy sống này thường được biết tới như là bệnh Werdnig-Hoffmann. Việc chẩn đoán các trẻ em bị loại này thường được thực hiện trước 6 tháng tuổi, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và diễn biến của bệnh.

Việc nuốt thức ăn của trẻ trở nên khó khăn khiến việc cho ăn cũng vì thế mà cũng sẽ khó khăn hơn. Dần dần các trẻ sẽ mất khả năng nuốt, và cần thiết để lắp một ống truyền dinh dưỡng để giúp bổ sung dinh dưỡng cũng như quản lý thức ăn lỏng vào trong dạ dày của trẻ.

Ngoài ra, trẻ con khi bị mắc chứng teo cơ tủy sống loại I đã bắt đầu xuất hiện dấu hiệu ngực nhỏ hơn so với bình thường. Nguyên nhân chính là trẻ đã bắt đầu thở chủ yếu bằng cơ bụng của mình do phổi không phát triển đầy đủ khiến cho trẻ ho nhiều và yếu. Dần dần các tình trạng này dẫn đến các vấn đề với cột sống đặc biệt là vẹo cột sống và hông mất đi khả năng. Xương cũng sẽ trở nên yếu và có thể phá vỡ dễ dàng hơn với những trẻ bình thường.

Teo cơ tủy sống vào loại II

Chuẩn đoán và phát hiện teo cơ tủy sống vào loại II thường được thực hiện trước trẻ được khoảng 2 tuổi. Trẻ bị mắc chứng teo cơ tủy sống loại II thường có các dấu hiệu của bệnh trung bình. Trẻ cũng có thể cảm thấy khó khăn hơn khi thực hiện các khả năng của thể chất. Trẻ bị mắc teo cơ tủy sống loại II khiến trẻ không có khả năng duy trì một tư thế ngồi nếu như không được sự hỗ trợ. Tuy nhiên nếu như mà được hỗ trợ các em vẫn có thể đứng, nhưng không thể đi bộ và phải đi lại bằng phương tiện xe lăn.

Trẻ em mà bị teo cơ tủy sống (https://vi.wikipedia.org/wiki/Tủy_sống) loại II phát triển yếu kém của các cơ bắp ở cơ quan hô hấp, điều này dẫn đến việc trẻ gặp nhiều khó khăn khi thở vào ban đêm hoặc là ho. Ở teo cơ tủy sống thuộc loại II, trẻ vẫn có khả năng mắc một số vấn đề với cột sống, vẹo cột sống và hông mất chức năng chính của mình. Xương sẽ càng ngày càng trở nên yếu và có thể bị phá vỡ dễ dàng.

Phân loại bệnh teo cơ tủy sống ở trẻ em
Phân loại bệnh teo cơ tủy sống ở trẻ em


Teo cơ tủy sống vào loại III

Teo cơ tủy sống vào loại III hay còn được gọi là bệnh Kugelberg-Welander. Bệnh này thường xuất hiện sau khi trẻ lên đến 2 tuổi. Trẻ bị mắc teo cơ tủy sống loại II thường chậm phát triển các khả năng vận động. Trẻ sẽ thường chậm đứng và khó khăn khi tự phải bước đi một cách độc lập. Đặc biệt đối với các vận động phức tạp như chạy, leo cầu thang, trẻ khó thực hiện một mình nếu như không có các thiết bị hỗ trợ. Trẻ cũng có thể mất hoàn toàn khả năng vận động này khi bước vào độ tuổi thanh thiếu niên.

Trẻ bị mắc chứng teo cơ tủy sống loại II còn khiến suy yếu cơ gốc chi, co rút cơ, cong vẹo cột sống với mức độ phát triển khác nhau tùy thuộc vào cơ địa cung như lứa tuổi của từng trẻ. Việc nuốt vẫn là một vấn đề vô cùng khó khăn đối với trẻ. Bố mẹ cũng có thể cung cấp thức ăn và chất dinh dưỡng cho trẻ qua một ống được nối trực tiếp vào trong thực quản. Những cơn ho sẽ thường xuyên và mức độ mạnh cũng khiến trẻ vô cùng khổ sở để có thể vượt qua. Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ cảm thấy vô cùng khó thở vào lúc ban đêm.

Một đặc điểm thường thấy nhất là trẻ em mắc teo cơ tủy sống loại III thường có nguy cơ bị béo phì vì trẻ không thường xuyên được vận động thể chất. Chấn động ở ngay các ngón tay và bàn tay thường xuyên xuất hiện như các triệu chứng đau khớp mềm yếu, hay khó cầm nắm đồ vật. Vấn đề về độ cong của cột sống xảy ra khiến trẻ có các dấu hiệu vẹo cột sống, hay hông mất. Cũng giống như bệnh teo cơ tủy sống loại II xương của trẻ lúc này trở nên yếu và có thể bị phá vỡ dễ dàng.

Teo cơ tủy sống vào loại IV

Teo cơ tủy sống vào loại IV thường gặp ở người đã được trưởng thành. Loại này cũng nhẹ hơn so với tất cả các loại khác của bệnh teo cơ tủy sống. Teo cơ tủy sống thuộc loại IV có các triệu chứng nhẹ hơn và thường xuất ở con người ở sau tuổi 35. Một số các trường hợp cũng xảy ra khi trẻ được khoảng 18 tuổi.

Các triệu chứng của bệnh teo cơ tủy sống loại IV thường được đặc trưng bởi sự suy giảm vận động nhẹ như yếu cơ, run và co giật khiến bệnh nhân phải sử dụng xe lăn để đi lại, có hoặc không có các vấn đề về hệ thống đường hô hấp. 

Các cơ bắp ở vùng miệng, họng, thực quản phục vụ cho việc nuốt cũng trở nên suy yếu dần. Tuy nhiên, trong bệnh teo cơ tủy sống loại IV khả năng thở lại rất ít khi bị ảnh hưởng. Các biến chứng khác cũng hiếm gặp, và không ảnh hưởng đến tuổi thọ của chính bệnh nhân.

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

Vật lý trị liệu cho thoái hóa khớp gối

Việc điều trị vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối bao gồm điều trị nội khoa và ngoại khoa. Tuy nhiên, vật lý trị liệu không chỉ giảm đau, giảm phù nề, tăng lực cơ, tăng tầm vận động khớp gối mà còn phục hồi các chức năng sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

Điều trị vật lý trị liệu

Giảm đau, tăng tuần hoàn: chiếu đèn hồng ngoại, chườm nóng, chiếu thấu nhiệt vi sóng, điều trị bằng các dòng điện giảm đau (dòng Ten, dòng giao thoa…), sóng siêu âm giảm đau, kháng viêm, làm mềm tổ chức tổn thương xơ sẹo trong sâu, hướng dẫn sử dụng băng thun hoặc bó gối để cố định khớp gối khi đi lại, lên xuống cầu thang.

Huấn luyện cơ, tập mạnh các nhóm cơ gập – duỗi khớp gối, các nhóm cơ gập – duỗi – dang – áp khớp hông để hỗ trợ khớp gối tùy vào lực cơ người bệnh, gia tăng tầm vận động khớp gối, độ di động xương bánh chè: kỹ thuật P.N.F, tập đề kháng bằng tay, bằng tạ, dây thun co giãn, tập di động xương bánh chè, tập chịu sức, lên xuống cầu thang.

Hướng dẫn người bệnh các bài tập tại nhà:

Người bệnh nằm ngửa, gập hai bàn chân về phía đầu, cố gắng ấn hai nhượng chân xuống nệm, giữ lại đến lúc nào mỏi thì đạp hai bàn chân xuống, cố gắng ấn hai gót chân xuống nệm, giữ lại đến lúc nào mỏi thì lặp lại động tác ban đầu, mỗi động tác làm 15-20 lần.

Người bệnh nằm ngửa, chân bên phải gập bàn chân về phía đầu, nâng cao chân lên khoảng 300-450 so với mặt giường, giữ lại đến lúc nào mỏi thì đổi qua chân bên trái, mỗi bên lặp lại 15-20 lần.

Nếu lực cơ người bệnh tốt có thể tập đề kháng bằng tạ thẻ, túi cát (đeo ở vùng bắp chân hoặc cổ chân), trọng lượng tăng từ 0,5-4kg tùy theo khả năng người bệnh lực cơ sẽ mạnh nhanh hơn.

Người bệnh nằm nghiêng bên phải, chân bên phải co lên, chân bên trái thẳng đồng thời gập cổ bàn chân trái về phía đầu, nâng cao chân trái khoảng 300-450 so với mặt giường, giữ lại đến lúc nào mỏi thì nghỉ, làm 15-20 lần, người bệnh có thể tập đề kháng bằng tạ thẻ, túi cát. Sau đó nằm nghiêng qua bên trái, lặp lại động tác trên với chân bên phải.

Vật lý trị liệu cho thoái hóa khớp gối
Vật lý trị liệu cho thoái hóa khớp gối


Người bệnh nằm sấp, đeo tạ thẻ hoặc túi cát vào hai chân, co – duỗi từng chân luân phiên, làm mỗi bên 15-20 lần.

Người bệnh ngồi thòng hai chân xuống giường, chân bên phải gập mặt lưng cổ chân (ngóc cao cổ chân), giơ chân thẳng, giữ lại đến lúc nào mỏi thì đổi qua chân bên trái, mỗi bên lặp lại 15-20 lần. Người bệnh có thể tập đề kháng bằng tạ thẻ, túi cát.

Tập với bục gỗ hoặc bục inox cao khoảng 20cm. Người bệnh đứng thẳng, chân bên phải bước lên bục, chân bên trái đứng dưới sàn nhà, sau đó cố gắng bước chân bên trái lên bục rồi bước xuống từ từ, lặp lại đến lúc nào mỏi thì đổi chân, mục đích bài tập là tăng sức mạnh cơ cho hai chân, mỗi bên lặp lại 15-20 lần.

Làm sáu động tác thì tính một đợt, mỗi ngày người bệnh có thể làm 2-3 đợt tùy theo tình trạng sức khỏe.

Những lưu ý với bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối

Trước khi đứng dậy đi nên co – duỗi khớp gối hai chân nhịp nhàng 20-30 lần. Cố gắng duy trì các bài tập mạnh cơ để hỗ trợ khớp gối vững vàng hơn. Cần giảm cân khi mới có hiện tượng béo phì hoặc đã béo phì.

Tránh tư thế ngồi xổm vì sẽ làm mất cân bằng lực chịu sức trên khớp gối, gây đau khi cử động và làm quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn. Khi tập đi bộ, lên xuống cầu thang, chơi thể thao nên dùng băng thun hoặc bó gối để cố định khớp gối, giúp khớp gối vững vàng hơn. Chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất http://coxuongkhoppcc.com/chua-thoat-vi-dia-dem-o-dau-tot-nhat.html

Người bệnh có thể bơi lội, đạp xe đạp tại chỗ, tập dưỡng sinh… Khi bị đau hoặc chấn thương khớp gối cần đi khám và chụp X-quang sớm để có cách xử trí tốt nhất, hạn chế quá trình tiến triển thoái hóa khớp dẫn đến hư khớp.

Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế khi mang vác, đẩy, xách, nâng đồ vật. Với trẻ em, cần phát hiện sớm các bệnh còi xương, chân chữ X, chân vòng kiềng, các dị tật của xương khớp, cột sống để có biện pháp chữa trị, ngăn ngừa thoái hóa khớp thứ phát.

►Xem thêm: Hẹp ống sống

Hẹp ống sống có nguy hiểm không?

Bệnh có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Thông thường người trẻ mà bị hẹp ống sống thường là do bệnh lý di truyền gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ và xương trong cơ thể. Bệnh xảy ra ở người già thường là do lão hóa. Hẹp ống sống có thể xảy ra ở các vị trí khác nhau của cột sống.

Hẹp ống sống chính là tình trạng cột sống bị hẹp gây ra các áp lực cho tủy sống hoặc các dây thân kinh đi qua cột sống. Hẹp ống sống đa số thường xảy ra ở vùng lưng hoặc cổ. Những người bị hẹp ống sống thường là trên 50 tuổi. 

Bệnh hẹp ống sống có nguy hiểm không?

Trong một số trường hợp, hẹp ống sống tại thắt lưng có thể mang đến những tác hại nghiêm trọng như đau đớn tồn tại dai dẳng, thậm chí có thể liệt cả hai chân.

Hẹp ống sống có nguy hiểm không?
Hẹp ống sống có nguy hiểm không?


Đa số các trường hợp bị hẹp ống sống thắt lưng đều đau lan chân khi đi bộ và cơn đau sẽ giảm khi ngồi, đây cũng là trường hợp thường gặp trong viêm tắc động mạch chi dưới. 

Có khoảng 75% các trường hợp hẹp ống sống xảy ra ở cột sống thắt lưng và được gọi là hẹp ống sống thắt lưng, bị hẹp ống sống tại vị trí này hầu hết sẽ tác động đến dây thần kinh tọa, dây thần kinh này nằm ở mặt sau của hai chân và người ta thường gọi đây là đau dây thần kinh tọa.

Hẹp ống sống cổ nguy hiểm hơn so với hẹp ống sống thắt lưng do sự chèn ép tủy sống. Bệnh có thể dẫn đến yếu hai tay thậm chí là liệt tứ chi.

Bệnh này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh xương khớp khác cũng như gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.

►Xem thêm: Viêm khớp tay

Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

Điều trị dứt điểm chứng viêm khớp cổ tay, khuỷu tay, ngón tay?

Khủy tay là cấu trúc nối giữa xương cánh tay đầu trên và xương đầu dưới với nhau. Nó bao gồm cánh tay, quay, trụ. Xung quanh khủy tay là các dây chằng và cơ liên kết với nhau để tạo ra khả năng gập duỗi và sấp ngửa cẳng tay. Nếu khớp khủy tay bị viêm, mọi hoạt động đó sẽ bị ảnh hưởng, cả cánh tay gần như bị hạn chế vận động.

Viêm khớp khủy tay nằm trong hệ thống viêm khớp tay. Nguyên nhân gây ra hội chứng này cũng có những điểm giống và khác với viêm khớp cổ tay:

Viêm khớp dạng thấp: viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến viêm nhiều vị trí khớp như khủy tay, cổ tay, viêm khớp ngón tay cái, bàn tay, cổ chân…

Thoái hóa khớp khủy tay: thời gian có thể tàn phá tất cả, kể cả khớp khủy tay của bạn. Công việc và thể thao: công việc sử dụng thao tác tay lặp đi lặp lại như các công nhân trong dây chuyền sản xuất hay vận động viên tennis dùng lực tay quá nhiều…

Bệnh khớp chuyển hóa như vôi hóa sụn khớp hay khớp dạng gout cũng có thể gây viêm khớp cổ tay.

Viêm khớp cổ tay là một chứng viêm khớp tay phổ biến nhất. Cổ tay là nơi chúng ta có thể xoay chuyển và sử dụng linh hoạt cả bàn tay. Vì thế khi bê, xách hay bất cứ hoạt động nào thì cổ tay cũng là nơi chịu nhiều áp lực nhất và dễ tổn thương nhất.

Nguyên nhân gây viêm khớp cổ tay có thể kể đến như:

Tuổi tác: tuổi càng cao thì các sụn khớp, dây chằng, cơ cổ tay càng yếu đi. Khi đó, bao khớp bị bong tróc rồi viêm, xương dưới sụn cũng mọc gai và xơ hóa.

Điều trị dứt điểm chứng viêm khớp cổ tay, khuỷu tay, ngón tay?
Điều trị dứt điểm chứng viêm khớp cổ tay, khuỷu tay, ngón tay?


Tính chất công việc: công nhân, nội trợ… hay phải làm đi làm lại những công việc bằng tay một thời gian dài có thể khiến khớp cổ tay bị viêm.

Chấn thương: một số vấn động quá mạnh, tai nạn, ngã, gãy xương, tổn thương sụn khớp có thể tạo ra những ổ viêm khớp tay mà chúng ta không hề hay biết. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có chữa khỏi không http://coxuongkhoppcc.com/thoat-vi-dia-dem-cot-song-co-co-chua-khoi-khong.html

Bệnh xương khớp liên quan: thoái hóa khớp, hội chứng ống cổ, tay, hội chứng De Quervain, loãng cương, đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp…

Viêm khớp ngón tay

Nguyên nhân viêm khớp ngón tay:

Thoái hóa khớp ngón tay bàn tay. Thiếu hụt canxi. Chấn thương. Lao động tay chân, chơi thể thao, đánh máy tính quá nhiều, giặt giũ và rửa bát thường xuyên liên tục…

Trong phạm vi chứng bệnh này thì viêm khớp ngón tay cái cũng là một vấn đề nhiều người gặp phải. Nguyên nhân chính xác khiến ngón tay cái của người bệnh bị đau cứng không rõ, nhưng có thể kể đến một số yếu tố như: di truyền, sự lão hóa, chấn thương, thay đổi cấu trúc và chức năng bình thường của sụn…

Điều trị

Hầu hết các chứng viêm khớp cổ tay, khủy tay, ngón tay… đều có thể kết hợp các phương pháp điều trị như sau:

Giảm đau tạm thời: dùng thuốc Tân dược giảm đau hoặc chườm nóng, lạnh. Nếu dùng thuốc Tân dược thì nên cân nhắc không được sử dụng lâu dài để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Tập luyện: thực hiện các động tác chuyên biệt cho khớp tay để tăng cường sự dẻo dai. Điều trị tận gốc: Dùng thuốc Đông Y để hoạt huyết, khơi thông ứ trệ, bổ gân mạnh cốt và khôi phục chức năng vận động của tay. Vật lý trị liệu, châm cứu bấm huyệt: giảm đau an toàn và thư giãn gân cốt.

Nếu bạn đang làm những công việc sử dụng tay nhiều hoặc có yếu tố có thể khiến khớp tay tổn thương thì hãy đề phòng ngay từ bây giờ. Bởi nếu không chữa trị kịp thời, nguy cơ cứng khớp, liệt khớp là hoàn toàn có thể xảy ra.

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

Cách chữa trị gai cột sống bằng xoa bóp, bấm huyệt

Theo Đông y, nguyên nhân gây chứng đau xương khớp là do phong hàn thấp xâm nhập vào hệ cân cơ kinh lạc làm bế tắc vận hành kinh khí và gây đau. Bởi vậy, cần phải tác động vào các huyệt, kinh lạc (kinh cân) để đuổi ngoại tà, điều hòa dinh vệ, thông được kinh lạc và các chức năng của tạng phủ.

Xoa bóp, bấm huyệt là một trong những cách điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền. Phương pháp này là một kích thích vật lý trực tiếp tác động vào da thịt, vào mạch máu, vào dây thần kinh và cơ quan cảm thụ gây nên những mặt thay đổi về thể dịch, thần kinh nội tiết. Từ đó, nâng cao năng lực hoạt động của thần kinh, quá trình dinh dưỡng của cơ thể.


– Làm giãn mạch máu, tăng tuần hoàn tại chỗ.

– Chống viêm, giảm phù nề.

– Giãn cơ, tăng tính linh hoạt của khớp, giảm khả năng bị chấn thương.

– Cải thiện tư thế cho cơ thể.

Đối với trường hợp bị gai cột sống cổ thì thường dùng cách huyệt đạo như Phong trì, Thái dương hay Bách hội và Đại chùy,… Còn với bệnh gai cột sống vùng lưng thì dùng huyệt Thận du, Can du hay Kỳ du, Trường cường.

Cách chữa trị gai cột sống bằng xoa bóp, bấm huyệt
Cách chữa trị gai cột sống bằng xoa bóp, bấm huyệt


Mặc dù xoa bóp, bấm huyết có công hiệu rất lớn đối với bệnh gai cột sống nhưng sử dụng không đúng sẽ trở thành con dao hai lưỡi rất nguy hiểm. Vì vậy, những đối tượng sau không nên dùng biện pháp vật lý trị liệu này để chữa bệnh gai xương cho mình:

Người bị gãy xương, chấn thương có cả vết thương kín và vết thương hở khi tổn thương xương khớp tuyệt đối không dùng xoa bóp, bấm huyết.

Những người bị viêm nhiễm vùng da như tấy đỏ, lở loét,…

Người có tiền sử bị khớp, tim phổi, suy hô hấp thì nên tránh xa với cách chữa gai cột sống này.

Bởi vậy, để phát huy tối đa tác dụng của phương pháp xoa bóp và bấm huyệt chữa gai cột sống thì người bệnh nên tới trực tiếp các cơ sở khám chữa trị Đông y chuyên khoa xương khớp để được các lương y thăm khám và thực hiện. 

Tuyệt đối bệnh nhân không nên tự ý xoa bóp hay bấm huyệt để chữa bệnh cho mình mà chưa có sự hướng dẫn hay chỉ định của lương y, bác sỹ.