Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

Sarcom Ewing xương trẻ em nguyên nhân là gì?

Sarcom Ewing có hai loại là ung thư xương và ung thư mô mềm. Ung thư xương có thể phát triển ở bất kỳ vị trí nào của bộ xương hoặc cũng có thể phát sinh ở các phần mềm gần xương. Sarcom mô mềm thì có thể phát sinh từ mỡ, cơ, mạch máu hoặc bất kỳ phần mền nào có nhiệm vụ nâng đỡ, bao quanh và bảo vệ các cơ quan của cơ thể chúng ta.


Sarcom Ewing được đặt tên theo tên của bác sĩ James Ewing – người đã phát hiện và mô tả bước đầu về đặc điểm của khối u từ những năm 1920. Hiện nay, ung thư mô liên kết này được xếp vào cùng với nhóm bệnh u ngoại bì thần kinh. Sarcome Ewing là loại ung thư có thể phát triển ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể, nhất là ở xương.

Có nhiều phương pháp xét nghiệm được áp dụng để chẩn đoán bệnh Sarcom Ewing xương ở trẻ em. Phương pháp chụp x-quang phần xương bị đau có thể giúp chúng ta xác định sự xuất hiện của khối u, vị trí và kích thước của nó dù đôi khi phương pháp này khó có thể quan sát được khối u.

Bất kỳ xương nào cũng có thể phát triển căn bệnh này nhưng nó chủ yếu xuất phát ở xương chậu, xương đùi và xương cẳng chân (hay còn gọi là xương chày). Bệnh này chủ yếu xảy ra ở tuổi thiếu niên, gặp nhiều ở trẻ trai hơn so với trẻ em gái.

Mặc dù Sarcome Ewing cũng là một loại ung thư xương khá hiếm gặp nhưng nó cũng có thể xảy ra ở những mô mềm – Sarcom Ewing ngoài xương. Đôi khi, các loại ung thư này còn được gọi là các khối u ngoại bì thần kinh nguyên thủy.



Nguyên nhân, dấu hiệu và chẩn đoán bệnh


Cho đến nay, các nguyên nhân chính gây bệnh ung thư xương nguyên phát vẫn chưa được lý giải rõ ràng. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, sự phát triển của Sarcom Ewing có thể liên quan đến sự phát triển xương quá nhanh – lý giải cho vấn đề tại sao căn bệnh này hay gặp ở tuổi thiếu niên hơn so với người trưởng thành. Giống với những loại ung thư khác, Sarcom Ewing cũng không phải là bệnh nhiễm trùng và không thể lây truyền từ người sang người.

Đau là dấu hiệu phổ biến nhất của Sarcom Ewing. Tuy nhiên, các triệu chứng cũng có nhiều điểm khác nhau, tùy thuộc vào vị trí phát triển khối u trong cơ thể và kích thước của khối u. Một số bệnh nhân có biểu hiện sưng ở vùng bị bệnh ung thư và nó có thể khá mềm khi chúng ta sờ kiểm tra. Ung thư xương cũng có thể được phát hiện khi có một xương bị yếu hoặc thậm chí là gãy xương bệnh lý, do trẻ bị ngã nhẹ hoặc chấn thương nhẹ.

Những xét nghiệm khác có thể được áp dụng để kiểm tra nếu ung thư mô liên kết lan tràn đến những cơ quan khác, bao gồm chụp x-quang ngực, chụp sàng lọc xương, chọc hút tủy xương, chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ hạt nhân,… Trước khi thực hiện xét nghiệm chẩn đoán bệnh cho trẻ, các bác sĩ cần trao đổi kỹ với phụ huynh để tránh gây ra những hiểu lầm hoặc hậu quả không đáng có

Hy vọng những chia sẻ quí giá từ các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp ích được nhiều cho đọc giả. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công.

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2018

Đau lưng kinh niên là gì?

Bị bệnh về rối loạn tiêu hóa, bệnh gan, thận, dạ dày,… khiến dây chằng co thắt, cơ hoành không thể thả xuống hết được và không được nghỉ ngơi. Sự quá tải này gây ra các cơn đau lưng kinh niên cho bạn.


Có thể các bạn sẽ không tin nhưng hút thuốc lá thường xuyên chính là nguyên nhân gây ra chứng đau lưng kinh niên. Những người có thói quen sử dụng thuốc lá sẽ bị hoại tử dần các cơ quan nội tạng, xương khớp,….

Hút thuốc lá ngăn cản quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho đĩa đệm ở cột sống, làm ngy cơ đau lưng kinh niên tăng cao.

Đau lưng kinh niên do thiếu canxi

Cơ thể không cung cấp được lượng canxi cần thiết sẽ làm mô xương bị mỏng đi, dần trở nên yếu, dễ bị gãy và chấn thương.

Những người không cung cấp đủ canxi cho xương thì bị đau lưng kinh niên là điều khó tránh khỏi.



Bệnh loãng xương thường gặp ở lứa tuổi trung niên, càng về già bệnh có tỷ lệ tăng lên. Loãng xương khiến xương mềm, xốp, dễ vỡ khi gặp các chấn thương. 

Tuổi cao, các cơ quan trong cơ thể lão hóa, xương khớp cũng không ngoại lệ. Tùy theo mỗi người mà độ tuổi lão hóa khác nhau, những người khi còn trẻ làm việc nặng sẽ bị lão hóa sớm hơn người bình thường.

Những người lười vận động, hay làm các công việc ngồi, đứng nhiều sẽ dễ bị bệnh đau lưng kinh niên. Nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng, cảnh sát giao thông,… thường bị chứng đau lưng kinh niên chớ nên xem thường. Họ có đặc thù nghề nghiệp ít vận động, nếu không thường xuyên tập thể dục thể thao nữa thì nguy cơ bị đau lưng là rất lớn.

Khi cơ thể có quá nhiều mỡ thừa sẽ gây ra áp lực lớn lên vùng cột sống thắt lưng. Vì thế những người béo phì hay bị bệnh đau lưng, đau mỏi xương khớp, đau cơ,…

Chứng đau lưng kinh niên chớ nên xem thường ở những người bệnh viêm cột sống, viêm thấp khớp, dính khớp,… Những bệnh này thường mang yếu tố di truyền trong gia đình.

Ăn uống nhiều các thực phẩm có lợi cho xương khớp, cho sức khỏe như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám, thịt nạc, cá biển,… Hạn chế ăn các món chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, thức ăn ngọt béo, nước ngọt có gas,…

Ăn, uống thêm thực phẩm bổ sung sắt và canxi để cho xương chắc khỏe (sữa bò, sữa chua, súp lơ, tôm, cua, cá, ngao sò, thịt bò,…).

Tránh sử dụng các chất kích thích.

Tập thể dục mỗi ngày là cách phòng bệnh đau lưng và các bệnh xương khớp hiệu quả. Có thể chọn các bài tập vừa sức với bản thân, dành ra 30-60 phút mỗi ngày để tập luyện.

Không mang vác các vật nặng quá sức. Nếu làm công việc ít vận động thì nên đứng lên đi lại vài vòng khi cảm thấy đau mỏi lưng.

Người bị béo phì nên giảm cân bằng cách ăn uống khoa học, thể dục thể thao. Cột sống thắt lưng cũng vì thế mà giảm được áp lực đáng kể.

Hy vọng những chia sẻ tận tình của các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về sức khỏe. Chúc bạn đọc và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống.

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2018

Nghệ tốt cho xương ra sao?

Hoạt chất Curcumin trong nghệ đã được chứng minh là có hiệu quả trong chữa trị các triệu chứng viêm khớp, nhất là viêm khớp dạng thấp như đau nhức, sưng khớp.


Nghệ, tên khoa học theo tiếng Anh là Curcuma, là một loại cây thân thảo thuộc họ nhà gừng Zingberaceae. Nghệ có nguồn gốc từ vùng phía Đông nam của Ấn Độ và nhờ những tính năng cũng như công dụng tuyệt vời của nó nên được lan truyền nổi tiếng và trồng khắp trên thế giới. Tại Ấn Độ, Trung Quốc và các quốc gia khác, nghệ đã được dùng với mục đích chăm sóc sức khỏe, làm đẹp và nấu ăn trong hàng thế kỷ.

Loại củ thiên nhiên này còn là phương thuốc cổ truyền chữa trị các bệnh đau ốm, uống nước nghệ mỗi sáng tốt cho xương khớp và sưng tấy do viêm khớp v…v, đặc biệt là phần rễ, thân rễ hay thân ngầm dưới đất được dùng trong y học.

Theo Đông y củ nghệ vàng còn được gọi là Khương Hoàng, vị cay, đắng, tính bình có tác dụng hành khí,hoạt huyết, làm tan máu, tan ứ và giảm đau. Theo Đông y bản giám thì Khương Hoàng có tác dụng phá huyết, hành khí, thông kinh, chỉ thống (giảm đau) chủ trị bệnh trướng đầy, bế kinh, bệnh sau đẻ, chấn thương, ung thũng. Theo Nhật hoa tử bản thảo thì cho rằng Khương Hoàng có tác dụng trị huyết cục, nhọt, sưng, thông kinh nguyệt, điều trị thoái hóa cột sống v.v…



Hoạt chất nổi bật trong thành phần của củ nghệ có tên gọi là Curcumin (diferuloylmethane, trung bình chiếm khoảng 3,14%). Từ các nghiên cứu trong môi trường nuôi cấy và trên động vật cho thấy Curcumin ức chế cyclooxygenase, lipooxygenase, NO và các cytokine tác nhân tiền viêm như IL1, IL6, IL8 vì có hoạt tính kháng viêm, chống oxy hóa, sát khuẩn và kháng ung thư như các công bố đã công nhận.

Ngoài ra, curcumin có thể giảm sưng bằng cách kích thích sản sinh cortisone tự nhiên từ tuyến thượng thận. Một nghiên cứu tiến hành tại Ý đã chứng minh rằng curcumin có tác dụng trị đau nhức và sưng khớp tốt hơn NSAIDs (các thuốc chống viêm không steroid).

Nghệ giàu các chất chống oxy hóa, chất kháng khuẩn nên có tác dụng hỗ trợ ức chế sự phá hủy sụn khớp do viêm, giúp ngăn chặn và kéo dài quá trình thoái hóa khớp gối, đặc biệt là ở người già.

Tác dụng của nghệ đối với cơ thể


Trong củ nghệ có chứa hàm lượng các loại tinh dầu tốt cho việc lưu thông khí huyết, đả thông các huyệt đạo trong cơ thể giúp hỗ trợ quá trình giảm đau do viêm khớp gây ra. 3 loại tinh dầu phổ biến chứa nhiều trong nghệ gồm có tinh dầu turmerone, tinh dầu atlantone, và tinh dầu zingiberene.

Củ nghệ còn chứa hàm lượng lớn protein, chất xơ, các loại vitamin và các khoáng chất cần thiết khác như kali, canxi, sắt, magie, kẽm... giúp cho hệ xương khớp dẻo dai và hỗ trợ nâng cao sức khỏe.

Với các công dụng như thế, nghệ vô cùng tốt cho sức khỏe và hệ xương khớp, giúp phòng chống và hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp. Không cần cầu kì, mỗi ngày bạn chỉ cần một cốc nước bột nghệ để hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp.

Cách làm: 1 thìa bột nghệ cho vào 1 cốc nước nóng, khuấy đều, để nguội bớt rồi uống luôn lúc còn ấm.

Thức uống này có hương vị giống như mùi gỗ, hơi khó uống nhưng bạn hãy kiên trì mỗi ngày một cốc cho quá trình điều trị thêm hiệu quả.

Hoặc bạn có thể bổ sung nghệ tươi hoặc bột nghệ vào trong các món ăn, thức uống hàng ngày để hệ xương khớp của bạn khỏe mạnh hơn. 

Hy vọng bài viết có thể cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin bổ ích, chúc bạn có thêm sức khỏe và nhiểu niềm vui trong cuộc sống.

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018

Bệnh viêm cột sống dính khớp chữa bằng đông y

Bệnh viêm cột sống dính khớp có có biểu hiện rất đa dạng nên có thể chuẩn đoán nhầm với rất nhiều bệnh lý về xương khớp khác như: viêm đốt sống đĩa đệm do vi khuẩn, bệnh ưa chảy máu, viêm khớp dạng thấp… Vậy nên, để chữa trị bệnh viêm cột sống dính khớp hiệu quả và không gây nên những tác dụng phụ thì người bệnh khi có các dấu hiệu nên tới ngay các cơ sở uy tín để thăm khám.


Bệnh viêm cột sống dính khớp nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời chắc chắn sẽ khiến bệnh tiến triển dần, dẫn đến dính và biến dạng khớp háng.

Không chữa trị viêm cột sống dính khớp có thể dẫn tới tàn phế, không đi lại được, người bệnh phải bò hoặc lết đi, cuộc sống bị phụ thuộc vào người khác.

Bệnh nhân thường có những thói quen xấu để giảm đau và điều trị bệnh viêm cột sống dính khớp là nằm nghiêng và khom lưng như con tôm, nhưng chính điều này lại làm cho người bệnh đau hơn rất nhiều, gù lưng, phải đi khom lưng, hạn chế co dãn lồng ngực,….

Các biến chứng nặng nề khác cần phải nhắc đến là lao phổi, liệt hai chân…

Hiện nay, có nhiều biện pháp khác nhau điều trị bệnh viêm cột sống dính khớp, nhưng hiện nay có một số phương pháp chính:

Điều trị viêm cột sống dính khớp bằng phương pháp chỉnh hình:


Phương pháp điều trị chỉnh hình với mục đích điều chỉnh lại tư thế của cột sống, tránh giảm biên độ thở. Người bệnh nằm trên một phản cứng, gối mỏng kê dưới đầu, tiến hành các tư thế duỗi để chống gù lưng.

Khi bệnh nặng hơn, cách chữa trị bệnh bằng phương pháp này sẽ có đôi chút thay đổi, tuy nhiên nếu bệnh quá nặng thì nó sẽ không phù hợp.

Khi điều trị bệnh bằng phương pháp Tây y, thuốc phenylbutazon được sử dụng phổ biến nhất. 


Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc này để chữa trị bệnh viêm cột sống dính khớp nên tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc và chỉ định của bác sỹ, khi có bất cứ một phản ứng thuốc nào nên dừng thuốc.

Sử dụng thuốc chống viêm: Thuốc chống viêm được sử dụng khá nhiều trong quá trình hỗ trợ điều trị viêm cột sống dính khớp, chúng có tác dụng tương đối tốt. Trường hợp, nếu khớp bị tổn thương.

Trong quá trình điều trị bệnh, tùy vào tình trạng bệnh mà người bệnh có thể kết hợp sử dụng thuốc Tây y với biện pháp chỉnh hình và các loại thuốc dãn cơ như mydocalm, myolastan.


Trong quá trình điều trị các bệnh xương khớp nói chung và bệnh viêm cột sống dính khớp nói riêng, phương pháp Đông y được ưu ái chọn lựa hơn cả. 


Phương pháp điều trị bệnh viêm cột sống dính khớp bằng Đông y vừa an toàn, không có tác dụng phụ lại có thể chữa trị được bệnh từ căn nguyên.

Các bài thuốc chữa trị bệnh viêm cột sống dính khớp bằng Đông y với thành phần 100% tự nhiên, các thảo dược quý điều trị vừa giảm đau, chống viêm, thông kinh hoạt lạc giúp điều trị bệnh viêm cột sống dính khớp tận gốc. Không chỉ vậy, phương pháp này còn giúp cho người bệnh có sức khỏe tốt hơn sau khi điều trị, cảm giác bệnh tật được đẩy lùi và rất ít khi bệnh tái phát.



Hạn chế trong việc chữa trị viêm cột sống dính khớp đó là người bệnh phải mất thời gian sắc thuốc và thuốc chỉ có thể uống trong ngày. Để khắc phục tình trạng này, hiện nay có rất nhiều bài thuốc Đông y được bài chế thành các dạng dễ sử dụng giúp người bệnh sử dụng thuốc tiện lợi hơn.

Dù sử dụng phương pháp điều trị viêm cột sống dính khớp nào đi chăng nữa thì người bệnh cũng nên kết hợp với một chế độ tập luyện và dinh dưỡng lành mạnh để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Hy vọng những kinh nghiệm bác sĩ chia sẻ có thể giúp ích cho bạn đọc. Chúc bạn có một sức khỏe dồi dào.

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

Phình đĩa đệm là bệnh lý gì?

Phình đĩa đệm hay còn gọi là phồng đĩa đệm, lồi đĩa đệm. Hiện tượng này xảy ra do khối nhân nhầy trung tâm đĩa đệm thoát ra ngoài nhưng chưa hoàn toàn nên ít chèn ép rễ thần kinh, mới chỉ phồng ra sau, các vòng sợi bị suy yếu.


Người bị bệnh phồng đĩa đệm thường có cảm giác đau nhức lưng, đau lan xuống chân và đôi khi tay chân bị tê nhưng chỉ ở thể nhẹ. Tuy nhiên, người bệnh cần được điều trị sớm để bệnh phình đĩa đệm không chuyển thành thoát vị đĩa đệm.

Lo lắng, hoang mang là tâm trạng mà nhiều người gặp phải khi được chẩn đoán bị phồng đĩa đệm l4-l5. Khi bị đau lưng suốt một thời gian dài nhưng lại nghĩ đây là chứng đau thông thường. Đến khi có biểu hiện tê bì tay chân, đau mỏi lưng, đau nhói xuống chân mới đi khám và được chẩn đoán phồng đĩa đệm. Và băn khoăn không biết bệnh phồng đĩa đệm là gì, có phải là thoát vị đĩa đệm không?

Theo chuyên gia, phình đĩa đệm là một tình trạng của thoái hóa cột sống mà khi đó nhân đĩa đệm bị lồi ra ngoài. Đây là thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm, người bệnh ít có cảm giác đau và hạn chế vận động như thoát vị đĩa đệm.



Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, cộng với sự tác động của quá trình lão hoá, hoặc mang vác nặng, chấn thương,… thì phồng đĩa đệm có thể dẫn tới thoát vị đĩa đệm. Lúc này, nhân nhầy bên trong lệch khỏi vị trí trung tâm, thậm chí thoát ra ngoài, chèn ép trực tiếp lên tủy sống và các dây thần kinh, gây đau lưng, tê mỏi, teo cơ, giảm khả năng vận động, nặng hơn có thể gây liệt.

Để điều trị bệnh phồng đĩa đệm phải xác định vị trí đĩa đệm bị tổn thương, người bệnh cần được thăm khám, chụp cộng hưởng từ MRI hoặc CiTi. Bệnh phình đĩa đệm điều trị chủ yếu là dùng thuốc giảm đau, kết hợp tập vật lý trị liệu, hạn chế mang vác vật nặng, giữ gìn tư thế cột sống đúng trong sinh hoạt hàng ngày, hoặc làm các động tác có thể  gây chấn thương cột sống, có chế độ lao động, sinh hoạt hợp lý để tránh những cơn đau tái phát hoặc bệnh tiến triển sang thoát vị đĩa đệm. Theo đó, làm chậm quá trình thoái hóa cột sống là giải pháp tối ưu giúp kiểm soát bệnh phồng đĩa đệm.

Hy vọng những kinh nghiệm bác sĩ chia sẻ có thể giúp ích cho bạn đọc. Chúc bạn có một sức khỏe dồi dào.

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

Thoát vị đĩa đệm nguyên nhân do đâu?

Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và thắt lưng là một trong những bệnh lý xảy ra rất phổ biến hiện nay. Bệnh khó chữa trị và thường gây nhiều biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh nếu không có biện pháp điều trị kịp thời. 

Chữa thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và thắt lưng được thực hiện bằng phương pháp Chiropractic tiên tiến của Mỹ với tỷ lệ thành công hơn 95%.

Thông thường, thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và thắt lưng xảy ra phổ biến ở những người lao động nặng nhọc hoặc nhân viên văn phòng ngồi lâu trong thời gian dài, thường do nhiều nguyên nhân khác nhau


Nguyên nhân gây ra như sau:


Sai tư thế trong công việc và sinh hoạt: Việc khuân vác, bưng bê các vật quá nặng không đúng cách, ngồi xuống đứng lên đột ngột, ngồi làm việc sai tư thế, tập thể dục hoặc thực hiện các hoạt động thể thao sai cách,… hoàn toàn có thể khiến đốt sống lưng và thắt lưng bị chấn thương.

Chấn thương, tai nạn vùng thắt lưng: Té ngã, va đập vào cột sống lưng hoặc thắt lưng, ngã đập mông xuống vật cứng trong quá trình làm việc hoặc lao động, tai nạn giao thông, khuân vác vật cách xa người khiến khớp sống lưng bị trật, viêm khớp,… cũng là một trong những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và thắt lưng.

Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và thắt lưng phát sinh bởi nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.
Tuổi tác và các bệnh lý bẩm sinh: Với những người trên 30 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn do đĩa đệm dần mất sự linh hoạt trong quá trình vận động, nhân nhầy có thể bị khô, vùng sụn xơ hóa,… Một số bệnh nhân đang mắc các bệnh lý cột sống bẩm sinh như gai đôi cột sống, gù vẹo,… cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng.

Di truyền từ người thân trong gia đình: Nếu cha mẹ hoặc người thân có cột sống hay đĩa đệm bị yếu do bất thường về cấu trúc, các thế hệ sau này nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống sẽ cao hơn người bình thường.



Trong đó, thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng là nguyên nhân gây bệnh phổ biến và phức tạp nhất, bởi thắt lưng phải chịu áp lực lớn từ cơ thể và nhiều hoạt động trong sinh hoạt. Triệu chứng này xảy ra do phần đĩa đệm bị thoái hóa khiến nhân nhầy mất nước, bao xơ dần xơ cứng và dễ bị rách, dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm, chèn ép hệ thống rễ thần kinh và dây thần kinh tọa, phát sinh các cơn đau nhức kéo dài từ lưng, thắt lưng cho đến tận gót chân.

Ngoài ra, đĩa đệm cột sống thắt lưng bị thoái hóa còn là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng cột sống khác như:

Dễ làm cột sống bị xẹp lún, nứt, vỡ.

Đốt sống sẽ có nguy cơ mọc gai xương, gây ra tình trạng gai cột sống.

Lưng có dấu bị cong, vẹo bất thường, đi đứng khập khiễng và dễ té ngã.

Chiều cao của người bệnh bị ảnh hưởng đáng kể.

CÁC DẠNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG Ở LƯNG THƯỜNG GẶP


Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và thắt lưng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, vì thế biểu hiện và dạng bệnh lý gặp phải của mỗi người có thể không giống nhau, phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh và độ tuổi ở mỗi người, bao gồm các dạng sau:

Thoát vị đĩa đệm thành một khối: Đây là tình trạng vỏ bọc đĩa đệm bị rách khiến nhân nhầy tràn ra bên ngoài và xuyên qua dây chằng dọc sau, gây chèn ép rễ thần kinh đột ngột, làm liệt cơ và rối loạn cơ vòng.

Thoát vị đĩa đệm hai bên: Khi vòng sợi phía sau bị rách ở cả hai bên do chấn thương hoặc tác động làm nhân nhầy 2 bên lồi ra, khiến bệnh nhân có thể đau cùng lúc 2 phía hoặc đau cách nhau.

Thoát vị đĩa đệm đa tầng: Là trường hợp đĩa đệm bị thoát vị tại nhiều vị trí khác nhau trên cột sống, có thể nằm liền nhau hoặc cách nhau vài đốt sống. Tình trạng này rất khó điều trị, các biến chứng cũng nguy hiểm và phức tạp hơn.

Thoát vị đĩa đệm nhân nhầy bị kẹt: Nếu nhân nhầy tràn qua vòng sợi do vỏ bọc bị rách nhưng lại kẹt giữa mép thân đốt sống kề nhau, có thể gây ra các cơn đau đột ngột vùng lưng và kèm theo đau dây thần kinh hông to. Triệu chứng đôi khi chấm dứt ngay sau đó khi nhân nhầy hết kẹt.

Hy vọng những kinh nghiệm bác sĩ chia sẻ có thể giúp ích cho bạn đọc. Chúc bạn có một sức khỏe dồi dào.

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2018

Đau thần kinh ngoại biên chữa ra sao?

Bệnh thần kinh ngoại biên không phải là một bệnh duy nhất, mà là một triệu chứng với nhiều nguyên nhân tiềm năng. Vì lý do đó, có thể khó chẩn đoán. Để giúp chẩn đoán bệnh, bác sĩ có thể sẽ tìm hiểu lịch sử đầy đủ về y tế và thực hiện khám lâm sàng và thần kinh, có thể bao gồm việc kiểm tra phản xạ gân, sức mạnh của cơ bắp và nhịp điệu, khả năng cảm giác nhất định và điều phối.


Biến chứng


Giảm cảm giác. Các bộ phận của cơ thể có thể tê liệt, có thể ít có khả năng cảm nhận những thay đổi nhiệt độ hoặc chấn thương.

Nhiễm trùng. Hãy chắc chắn kiểm tra bàn chân thường xuyên, cũng như bất kỳ khu vực thiếu cảm giác khác, để có thể điều trị chấn thương nhẹ trước khi bị nhiễm bệnh. Điều này đặc biệt quan trọng đối với người bị tiểu đường, những người có xu hướng lành vết thương chậm hơn.

Kiểm tra và chẩn đoán


Thử nghiệm này đo các tín hiệu điện trong dây thần kinh ngoại biên, và chuyển tín hiệu đến cơ bắp. Một phần của thử nghiệm này, sẽ nghiên cứu dẫn truyền thần kinh, tốc độ dẫn truyền tín hiệu thần kinh như thế nào. Nghiên cứu dẫn truyền thần kinh có thể được sử dụng để chẩn đoán hội chứng ống cổ tay và các rối loạn thần kinh ngoại biên khác.

Sinh thiết dây thần kinh

Bác sĩ có thể khuyên sinh thiết thần kinh, thủ tục trong đó một phần nhỏ của dây thần kinh được lấy ra và kiểm tra bất thường. Nhưng ngay sinh thiết dây thần kinh có thể không luôn luôn tiết lộ những gì gây tổn hại dây thần kinh.

Phương pháp điều trị và thuốc


Mục tiêu của điều trị là để quản lý các vấn đề gây ra bệnh thần kinh. Nếu nguyên nhân cơ bản được khắc phục, thường bệnh thần kinh tự cải thiện. Mục tiêu khác của điều trị là làm giảm các triệu chứng đau đớn. Nhiều loại thuốc có thể được sử dụng để làm giảm cơn đau của bệnh thần kinh ngoại biên:

Thuốc giảm đau. Các triệu chứng có thể thuyên giảm bởi thuốc giảm đau. Đối với nhiều triệu chứng nặng, bác sĩ có thể khuyên nên uống thuốc giảm đau theo toa. Thuốc có chứa thuốc phiện, như codeine, có thể dẫn đến táo bón, phụ thuộc hoặc an thần, vì vậy các loại thuốc này thường được chỉ định chỉ khi phương pháp điều trị khác thất bại.



Thuốc chống động kinh. Thuốc như gabapentin (Neurontin), topiramate (Topamax), pregabalin (Lyrica), carbamazepine (Tegretol) và phenytoin (Dilantin) đã được phát triển để điều trị bệnh động kinh. Tuy nhiên, các bác sĩ thường cũng chỉ định chúng để giảm đau dây thần kinh. Các tác dụng phụ có thể bao gồm buồn ngủ và chóng mặt.

Miếng dán Lidocain. Có chứa thuốc gây tê tại chỗ lidocaine. Áp nó vào các khu vực đau nghiêm trọng nhất, và có thể sử dụng tới bốn bản một ngày để giảm đau. Điều trị này hầu như không có tác dụng phụ ngoại trừ đối với một số người, phát ban tại chỗ.

Thuốc chống trầm cảm. Thuốc chống trầm cảm ba vòng, chẳng hạn như amitripxyline và nortripxyline (Pamelor), đã được phát triển để điều trị trầm cảm. Tuy nhiên, thấy giúp giảm đau bằng cách can thiệp vào các quá trình hóa học trong não và tủy sống. Các serotonin và chất ức chế tái hấp thu duloxetine norepinephrine (Cymbalta) cũng đã chứng minh hiệu quả cho bệnh thần kinh ngoại biên gây ra bởi bệnh tiểu đường. Các tác dụng phụ có thể bao gồm buồn nôn, buồn ngủ, chóng mặt, giảm sự ngon miệng và táo bón.

Điện kích thích thần kinh (TENS). Trong liệu pháp này, các điện cực được đặt dính trên da và một dòng điện nhẹ qua các điện cực ở các tần số khác nhau. TENS đã được thực hiện thường xuyên, nhưng một số người báo cáo điều trị này cải thiện các triệu chứng của họ.

Hy vọng những kinh nghiệm bác sĩ chia sẻ có thể giúp ích cho bạn đọc. Chúc bạn có một sức khỏe dồi dào.

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2018

Đau thắt lưng dưới có triệu chứng gì?

Đau thắt lưng do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể trở thành mạn tính hoặc dẫn đến nguy cơ mắc nhiều căn bệnh xương khớp khác nếu người bệnh chủ quan, không chữa trị dứt điểm.


Đau lưng dưới hay còn gọi là đau thắt lưng là triệu chứng phổ biến của căn bệnh về xương khớp. Tình trạng này xuất hiện khi cột sống vùng thắt lưng hoạt động với tần suất lớn và biên độ rộng hơn so với các đoạn cột sống khác. Bệnh này thường khu trú, không lan, rất hay tái phát khiến cột sống bị hạn chế vận động.

Nguyên nhân gây đau lưng dưới


• Do tính chất công việc:

Những người thường xuyên làm các công việc nặng như khuân vác, kéo, đẩy vật nặng hay các công việc văn phòng thường xuyên đứng, ngồi một chỗ, ít di chuyển cũng dễ bị đau lưng.

• Nằm, ngồi, đi, đứng sai tư thế, béo phì :

Những người thường xuyên nằm, ngồi sai tư thế hay tư thế đi, đứng bị gù vẹo, không thẳng, người bị béo phì khiến cột sống thắt lưng phải chịu 1 áp lực lớn, gây đau thắt lưng.

• Tập thể dục hoặc chơi thể thao quá mức:

Tập thể dục hay chơi thể thao nhiều quá mức, hoạt động vùng thắt lưng liên tục cũng dễ dẫn đến những cơ đau cho người bệnh.

• Do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống:

Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân làm xuất hiện các cơn đau thắt lưng. Lúc này, đĩa đệm bị thoái hóa, chất nhầy bị thoát ra ngoài chèn ép các dây thần kinh cột sống gây ra những cơn đau hoặc đau thần kinh tọa.

• Phụ nữ mang thai:

Phụ nữ mang thai giai đoạn cuối củng thường phải gặp những cơn đau thắt lưng do cột sống phải chịu 1 lực lớn từ bào thai.

• Do mắc các bệnh mạn tính:

Viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, lao cột sống, bệnh tiết niệu, sinh dục, bệnh tim mạch, bệnh dạ dày, ruột hay các khối u trong ổ bụng cũng là nguyên nhân gây ra các cơn đau thắt lưng.


Triệu chứng đau lưng dưới


Tùy thuộc vào các nguyên nhân khác nhau mà đau lưng dưới có thể gây ra một loạt các triệu chứng khác nhau. Người bị đau lưng dưới thường có các triệu chứng như:

• Xuất hiện các cơn đau dai dẳng, kéo dài.

• Ruộc và bàng quan có dấu hiệu rối loạn chức năng khá nghiêm trọng.

• Người bệnh bị sốt, sút cân không rõ nguyên nhân.

• Tình trạng tê hoặc yếu ngày càng trở nặng.

• Những cơn đau kéo đến khi ngồi hay vặn, uốn người.

• Nếu đau lưng kèm viêm khớp thì người bệnh có những cơn đau dữ dội mỗi khi cử động.

• Lưng hay bị co cứng và đau vào buổi sáng, các khớp xương khác cũng có dấu hiệu sưng đỏ hoặc đau.

• Cơn đau từ thắt lưng ngày càng lan xuống dưới 2 chân, ống chân dưới tê và đau lan rộng.

Đau lưng dưới gồm có đau cấp tính, tái phát và mạn tính. Hầu hết các triệu chứng của đau lưng dưới là đau cấp tính và sẽ giảm trong vài tuần. Tuy nhiên, bệnh có thể trở thành mãn tính nếu kéo dài không điều trị hợp lý.

Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.